LIÊN QUAN GIỮA ĐỘ NGƯNG TẬP TIỂU CẦU VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH MẠCH VÀNH ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG ASPIRIN VÀ/HOẶC CLOPIDOGREL
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa độ ngưng tập tiểu cầu (NTTC) với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh mạch vành (BMV) được điều trị bằng Aspirin và/hoặc Clopidgrel. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên bệnh nhân mắc BMV từ đủ 18 tuổi trở lên điều trị tại khoa Can thiệp tim mạch - Bệnh viện Quân y 175 trong thời gian từ tháng 11/2021 đến tháng 12/2022. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu gồm 201 bệnh nhân, nam giới chiếm 74,63% và nữ giới chiếm 25,37%, độ tuổi trung bình là 62,83 ± 11,02. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về độ NTTC và kháng Clopidogrel/Aspirin theo tuổi và giới. Sự khác biệt về độ NTTC và tính kháng thuốc Aspirin và/hoặc Clopidogrel giữa các thể lâm sàng là không có ý nghĩa thống kê. Nhóm bệnh nhân có tình trạng thiếu máu có độ NTTC và tỷ lệ kháng thuốc Clopidogrel cao hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân không bị thiếu máu (p<0,05). Nhóm bệnh nhân kháng thuốc Clopidogrel có số lượng tiểu cầu trung bình cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không kháng thuốc (p<0,05). Nhóm bệnh nhân có sử dụng thuốc ức chế bơm proton (proton pump inhibitor - PPI) có độ NTTC và tỷ lệ kháng thuốc cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không sử dụng PPI (p<0,05). Kết luận: Bệnh nhân bị thiếu máu và có sử dụng PPI có độ NTTC và kháng thuốc cao hơn so với nhóm bệnh nhân không thiếu máu và không sử dụng PPI (p<0,05). Nhóm bệnh nhân kháng thuốc Clopidogrel có số lượng tiểu cầu trung bình cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không kháng thuốc (p<0,05).
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Gander J, Sui X, Hazlett LJ et al. (2014). Factors related to coronary heart disease risk among men: validation of the Framingham Risk Score. Prev Chronic Dis, 11:E140.
3. Lê Tùng Lam (2012). Nghiên cứu độ ngưng tập tiểu cầu ở bệnh nhân trước và sau can thiệp đặt stent động mạch vành. Luận văn Thạc sỹ y học. Trường đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Minh Hùng (2019). Nghiên cứu hiệu quả điều trị một số tổn thương động mạch vành bằng phương pháp nong bóng có phủ thuốc. Luận án Tiến sỹ y học. Đại học Y Hà Nội.
5. Trần Thị Hải Hà. (2017). Nghiên cứu biến đổi độ ngưng tập tiểu cầu, số lượng tiểu cầu, nồng độ Fibrinogen ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định được can thiệp động mạch vành qua da có sử dụng Clopidogrel. Luận án Tiến sỹ y học. Học viện Quân y.
6. Vũ Hồng Điệp. (2000). Một số nhận xét về độ ngưng tập tiểu cầu ở người cao tuổi bình thường. Tạp chí Y học thực hành, 2:36-37.
7. Haque SF, Matsubayashi H, Izumi S et al. (2001). Sex Difference in Platelet aggregation Detected by New Aggregometry Using Light Scattering. Endocr J, 48(1):33-41.
8. Becker DM, Segal J, Vaidya D et al. (2006). Sex Differences in Platelet Reactivity and Response to Low-Dose Aspirin Therapy. JAMA, 295(12):1420-1427.
9. Sibbing D, von Beckerath O, Schömig A et al. (2007). Impact of body mass index on platelet aggregation after administration of a high loading dose of 600 mg of clopidogrel before percutaneous coronary intervention. Am J Cardiol, 100(2):203-5.
10. Funck-Jensen KL, Dalsgaard J, Grove EL et al. (2013). Increased platelet aggregation and turnover in the acute phase of ST-elevation myocardial infarction. Platelets, 24(7):528-37.