BIỂU HIỆN PDL-1 TRONG UNG THƯ TẾ BÀO GAI HỐC MIỆNG

Trương Hải Ninh 1,, Nguyễn Thị Hồng 2, Nguyễn Thị Hồng 2, Đặng Huy Quốc Thịnh 3, Đoàn Thị Phương Thảo 1, Thái Thanh Trúc1
1 Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
3 Bệnh viện Ung bướu Tp.Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát biểu hiện của PD-L1 trong ung thư tế bào gai hốc miệng (UTHM) và mối liên quan với lâm sàng, giải phẫu bệnh, và sự kháng xạ theo dõi sau 5 năm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ trên 157 bệnh nhân UTHM tại bệnh viện Ung bướu TP. HCM. Ghi nhận các đặc điểm lâm sàng và quá trình điều trị trong hồ sơ bệnh án. Cắt lát mẫu bệnh phẩm đã vùi nến, nhuộm HE và nhuộm hóa mô miễn dịch kháng thể kháng PD-L1. Theo dõi thời gian sống còn không tiến triển (PFS) trong 5 năm. Đối với bệnh nhân được xạ trị với tổng liều ≥ 50 Gy, PFS < 2 năm được xem là kháng xạ, PFS ≥ 2 năm là có đáp ứng xạ. Kết quả: PD-L1 biểu hiện trong 60,5% trường hợp, có liên quan với thói quen uống rượu (p = 0,024) ít limphô bào trong bướu (p=0,049); nhưng không liên quan với các đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh khác. Bướu nguyên phát dương tính với PD-L1 có nguy cơ kháng xạ gấp khoảng 1,5 lần (KTC 95%: 1,17-1,86) so với bướu nhuộm PD-L1 âm tính (p<0,001). Kết luận: Biểu hiện PD-L1 dương tính có thể là yếu tố dự báo khả năng kháng xạ của UTHM.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Borcoman E, Marret G, Le Tourneau C. Paradigm Change in First-Line Treatment of Recurrent and/or Metastatic Head and Neck Squamous Cell Carcinoma. Cancers (Basel). 2021;13(11):2573.
2. Cho Y. A, Hong S. D (2011) "Relationship between the expressions of PD‐L1 and tumor‐infiltrating lymphocytes in oral squamous cell carcinoma. ". Oral Oncology, 47, pp. 1148–1153.
3. Fiedler M, Weber F, Hautmann MG, et al. Biological predictors of radiosensitivity in head and neck squamous cell carcinoma. Clin Oral Investig. 2018;22(1):189-200.
4. Hanna G J. J., Lorch J. H. H (2018) "Tumor PD‐L1 expression is associated with improved survival and lower recurrence risk in young women with oral cavity squamous cell carcinoma". International Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 47, pp. 568-577.
5. Huang XQ, Chen X, Xie XX, et al. Co-expression of CD147 and GLUT-1 indicates radiation resistance and poor prognosis in cervical squamous cell carcinoma. Int J Clin Exp Pathol. 2014;7(4):1651-1666.
6. Lenouvel D, González-Moles MÁ, Ruiz-Ávila I, Gonzalez-Ruiz L, Gonzalez-Ruiz I, Ramos-García P. Prognostic and clinicopathological significance of PD-L1 overexpression in oral squamous cell carcinoma: A systematic review and comprehensive meta-analysis. Oral Oncol. 2020;106:104722.
7. Okada Y, Mataga I, Katagiri M, Ishii K. An analysis of cervical lymph nodes metastasis in oral squamous cell carcinoma. Relationship between grade of histopathological malignancy and lymph nodes metastasis. Int J Oral Maxillofac Surg. 2003;32(3):284-288.
8. Schulz D, Streller M, Piendl G, et al. Differential localization of PD-L1 and Akt-1 involvement in radioresistant and radiosensitive cell lines of head and neck squamous cell carcinoma. Carcinogenesis. 2020;41(7):984-992.