ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG, CĂN NGUYÊN VI SINH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC – BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG

Trần Văn Giang 1,2,, Trần Thị Hải Ninh 2, Nguyễn Quốc Phương 1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, căn nguyên vi sinh và kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Đối tượng & phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 75 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết nhập viện điều trị nội trú tại khoa hồi sức tích cực (HSTC) – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương từ 6/2017 đến 6/2018. Kết quả: tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 56,36 ± 17,18 tuổi, tỉ lệ nam/nữ = 4/1. Thời gian nằm điều trị trung bình tại khoa HSTC là 20 ± 16,7 ngày. Điểm SOFA lúc vào khoa HSTC là 7,6 ± 3,6. Có 33,33% bệnh nhân có SOFA trên 11 điểm khi nhập khoa HSTC. Kết quả vi sinh: tỉ lệ cấy máu dương tính là 33,33%. Căn nguyên hay gặp là S. aureus 28%, S. suis 16%, E. coli 16%, S. pneumonia 16%, K. pneumonae 8%, A. baumanii 4%. Kết quả điều trị: tỉ lệ tử vong là 35,34%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Padkin A, Goldfrad C, Brady AR, et al. (2003). Epidemiology of severe sepsis occurring in the first 24 hrs in intensive care units in England, Wales, and Northern Ireland. Critical care medicine. 31(9):2332-2338.
2. Dellinger R.P, Levy M.M, Rhodes A, et al. 2013. "Surviving Sepsis Campaign: international guidelines for management of severe sepsis and septic shock, 2012." Intensive care medicine 39 (2013): 165-228.
3. Phạm Thị Ngọc Thảo. (2013). Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và giá trị tiên lượng một số cytokin trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng. Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
4. Phạm Lưu Nhất Hoàng. (2011). Giá trị ba thang điểm APACHE II, LODS và SOFA trong tiên lượng tử vong đối với hội chứng nhiễm trùng toàn thân nặng và choáng nhiễm trùng, Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Nội Tổng Quát. Đại học Y Dược Hồ Chí Minh.
5. Enrico C, Edul Vanina S K, Vazquez AR, et al. (2012). Systemic and microcirculatory effects of dobutamine in patients with septic shock. Journal of critical care. 27(6):630-638.
6. Esper AM and Martin GS. (2011). The impact of cormorbid conditions on critical illness. Critical care medicine. 39(12):2728-2735.
7. Bilevicius E, Dragosavac D, Dragosavac S, et al. (2001). Multiple organ failure in septic patients. Brazilian Journal of Infectious Diseases. 5(3):103-110.
8. Ngô Trung Dũng. (2013). Đánh giá vai trò độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trung tâm trong hướng dẫn điều trị bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Luận văn thạc sỹ y học, . Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.