MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ IgE, SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU ÁI TOAN VÀ NHIỄM ẤU TRÙNG GIUN ĐŨA CHÓ Ở TRẺ EM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhiễm ấu trùng giun đũa chó (AT GĐC) có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nếu không phát hiện, điều trị kịp thời phần lớn bệnh sẽ không tự khỏi và có gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người, đặc biệt là trẻ em. Xét nghiệm ELISA định lượng IgG đặc hiệu trong huyết thanh là xét nghiệm được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng để chẩn đoán bệnh AT GĐC, tuy nhiên không phân biệt được nhiễm trùng cũ và mới, nên một số xét nghiệm khác đã được thực hiện được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán. Nghiên cứu của chúng tôi đánh giá mối liên quan giữa nồng độ IgE, bạch cầu ái toan (BCAT) với nhiễm giun đũa chó ở trẻ em thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) tại Việt Nam. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 3- 4 năm 2023 với cỡ mẫu là 986 trẻ từ 3 đến 15 tuổi. Mẫu huyết thanh được thu thập để khảo sát nồng độ IgE, BCAT và Immunoglobulin G (IgG) kháng Toxocara bằng cách sử dụng xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme (ELISA). Xét nghiệm ELISA thực hiện bằng cách sử dụng Bộ kit ELISA AccuDiag™ Toxocara IgG do Mỹ sản xuất. Giá trị mật độ quang (OD)≥ 0,3 được xem là dương tính. Kết quả: Tỷ lệ huyết thanh dương tính với giun đũa chó ở trẻ em TPHCM, Việt Nam là 14,2%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trị số trung bình MCH, MCV, BCAT, SGOT (AST) và IgE giữa 2 nhóm ELISA (+) và ELISA GĐC (-), p< 0,05. Ở nhóm ELISA (+), mật độ quang 0,3≤ OD< 0,5 chiếm ưu thế. Có sự liên quan đáng kể giữa nồng độ IgE và số lượng BCAT. Kết luận: Phần lớn trẻ em có ELISA (+) GĐC trong nghiên cứu có mức độ kháng thể 0,3≤ OD< 0,5. Có mối liên quan đáng kể giữa nồng độ IgE và số lượng BCAT cho thấy hai thông số này là dấu ấn quan trọng để đánh giá bệnh GĐC.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Dattoli VCC, Freire SM, Mendonça LR, Toxocara canis infection is associated with eosinophilia and total IgE in blood donors from a large Brazilian centre, Trop Med Int Health. 2011.;16(4), pp. 514- 7.
3. Elefant G, Shimizu S, Sanchez M, et al. A serological follow-up of toxocariasis patients after chemotherapy based on the detection of IgG, IgA, and IgE antibodies by enzyme-linked immunosorbent assay. J Clin Lab Anal. 2006; 20(4):164–72.
4. Beaver PC. Larva migrans. Exp Parasitol. 1956;5:587–621.
5. Fernando S. D., Wickramasinghe W. P., Kapilananda G. M., Dewasurendra R. L., Amarasooriya J. D., Dayaratne H. G. Epidemiological aspects and risk factors of toxocariasis in a pediatric population in Sri Lanka. Southeast Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health. 2007;38(6):983–990.
6. Roldán W. H., Espinoza Y. A., Atúncar A., Ortega E., Martinez A., Saravia M. Frequency of eosinophilia and risk factors and their association with Toxocara infection in schoolchildren during a health survey in the North of Lima, Peru. Revista do Instituto de Medicina Tropical de São Paulo. 2008;50(5):273–278. doi: 10.1590/S0036-46652008000500005
7. Wiśniewska-Ligier M, Woźniakowska-Gęsicka T, Sobolewska-Dryjańska J, et al. Analysis of the course and treatment of toxocariasis in children-a long-term observation. Parasitol Res. 2012; 110(6):2363–71.
8. Lê Đình Vĩnh Phúc. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bằng thiabendazole trên người mắc bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo tại trung tâm medic thành phố hồ chí minh (2017 - 2019),2019. Luận án tiến sỹ Y học, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng trung ương.
9. Taylor M, Keane C, O’Connor P, et al. The expanded spectrum of toxocaral disease. Lancet. 1988; 1(8587):692–5.
10. Rubinsky-Elefant G, Hoshino-Shimizu S, Jacob C, et al. Potential immunological markers for diagnosis and therapeutic assessment of toxocariasis. Rev Inst Med Trop Sao Paulo. 2011;53(2):61–5.