ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ NGỘ ĐỘC CẤP Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ngộ độc cấp là một cấp cứu thường gặp ở trẻ em. Đây cũng là một trong những vấn đề quan trọng tác động đến sự phát triển về thể chất, tinh thần và thậm chí gây tử vong ở trẻ em. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ ngộ độc cấp góp phần giúp nhân viên y tế chẩn đoán sớm và nâng cao chất lượng điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ một số đặc điểm dịch tễ học ở bệnh nhi ngộ độc cấp tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả vừa hồi cứu vừa tiến cứu trên 294 bệnh nhi ngộ độc cấp từ 6/2021 đến 6/2023 tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Kết quả: Tuổi trung vị của đối tượng nghiên cứu là 3,2; khoảng tứ phân vị là 7,6 (1,8-9,3); nhỏ nhất là 26 ngày tuổi và lớn nhất là 16 tuổi. Ngộ độc xảy ra ở nhóm tuổi <3 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (47,3%), trong đó 1 – 3 tuổi chiếm 37,4%. Tỉ lệ Nam/Nữ = 1,1/1. Bệnh nhi đến từ Tp Hồ Chí Minh (67%) cao hơn tỉnh khác (33%). Thời điểm nhiễm độc thường là vào buổi tối (35,1%) và tại nhà (93,9%). Trẻ em thường tiếp xúc với chất độc bằng đường tiêu hóa với tỉ lệ 95,2%. Thời gian đến bệnh viện <6 giờ (80,62%) và tỉ lệ bệnh nhi được xử trí tuyến trước là 7,1%. Kết luận: Ngộ độc cấp gặp ở mọi lứa tuổi, lứa tuổi hay gặp nhất là nhóm tuổi nhỏ <6 tuổi và trẻ nam mắc nhiều hơn trẻ nữ. Đa phần bệnh nhi đến từ Tp Hồ Chí Minh, thời điểm nhiễm độc thường là vào buổi tối và tại nhà. Trẻ em thường tiếp xúc với chất độc thông qua nhiều con đường, thường nhất là đường tiêu hóa. Thời gian đến bệnh viện thường sớm <6 giờ và tỉ lệ được xử trí tuyến trước còn thấp.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Đặng Thị Xuân, Đỗ Ngọc Sơn, (2021), "Đặc điểm dịch tễ và các tác nhân gây ngộ độc cấp ở trẻ em tại Trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai," Tạp chí Y học Việt Nam. 501 (2).
3. Nguyễn Nhân Thành (2001), Một số đặc điểm ngộ độc cấp ở trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng I trong 2 năm 1999-2000, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
4. Nguyễn Tân Hùng (2020), Nguyên Nhân Và Kết Quả Điều Trị Ngộ Độc Cấp Trẻ Em Tại Bệnh Viện Nhi Trung Ương Giai Đoạn 2017-2020, Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Kim Thoa (2002), Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng ngộ độc cấp trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng I từ 1997-2001, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II.
6. Phạm Thị Kim Loan, Nguyễn Trí Đoàn, Phạm Lê An, (2002), "Tình hình dịch tễ ngộ độc cấp trẻ em tại khoa cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 2 từ 1999-2001", Thông tin hồi sức cấp cứu số 04 tháng 12/02, . Hội hồi sức cấp cứu TP HCM, pp. 60-69.
7. Vũ Đình Thắng (2002), Nghiên cứu tình hình ngộ độc cấp ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng I và Nhi đồng II trong năm 2002, Đại học Y dược TPHCM.
8. Alwan I. A., Brhaish A. S., Awadh A. I., et al. (2022), "Poisoning among children in Malaysia: A 10-years retrospective study", PLoS One. 17 (4), pp. e0266767.
9. Li Z., Xiao L., L. Y., et al. (2021), "Characterization of Acute Poisoning in Hospitalized Children in Southwest China", Front Pediatr. 9, pp. 727900.
10. Soave P. M., Curatola A., Ferretti S., et al. (2022), "Acute poisoning in children admitted to pediatric emergency department: a five-years retrospective analysis", Acta Biomed. 93 (1), pp. e2022004.