ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ X-QUANG RĂNG HÀM SỮA CÓ CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ TUỶ BUỒNG

Thị Mỹ Hạnh Trần 1,, Hà Thu Nguyễn 1, Thị Hằng Nga Đào 1, Vũ Thái Liên Nguyễn 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và X-quang của các răng hàm sữa ở trẻ 3-8 tuổi có chỉ định điều trị tuỷ buồng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 136 răng hàm sữa có chỉ định điều trị tuỷ buồng ở 50 bệnh nhân trẻ em từ 3 đến 8 tuổi, đến khám và điều trị tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội năm 2018-2021. Các răng hàm sữa đạt tiêu chuẩn lựa chọn được mô tả các triệu chứng lâm sàng (gồm có: loại răng; vị trí, kích thước lỗ sâu; tính chất đáy lỗ sâu), X-quang (giai đoạn tiêu chân răng sữa) và các đặc điểm chung của bệnh nhân (tuổi, giới). Kết quả: Trong 50 bệnh nhân trẻ em được khám và điều trị tuỷ buồng, số trẻ nam (28 trẻ, chiếm 56,00%) cao gấp 1,27 lần số trẻ nữ (22 trẻ, chiếm 44,00%), số trẻ 3-5 tuổi (30 trẻ, chiếm 60,00%) gấp 1,5 lần số trẻ 6-8 tuổi (20 trẻ,chiếm 40,00%). Trong 136 răng có chỉ định điều trị tuỷ buồng, vị trí sâu răng hay gặp nhất ở mặt nhai phối hợp mặt bên (60 răng, chiếm 44,12%), sau đó là mặt bên (46 răng, chiếm 33,82%), ít gặp nhất là mặt nhai (30 răng, chiếm 22,06%); loại kích thước lỗ sâu hay gặp nhất là trung bình (60 răng, chiếm 44%); ác chân răng hàm sữa ở giai đoạn I và II. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy trong 50 bệnh nhân trẻ em được khám và điều trị tuỷ buồng, số trẻ nam nhiều hơn nữ, số trẻ 3-5 tuổi hay gặp hơn trẻ 6-8 tuổi. Các răng hàm sữa có chỉ định điều trị tuỷ buồng thường có lỗ sâu ở vị trí mặt bên phối hợp mặt nhai và kích thước trung bình; chân răng ở giai đoạn I hoặc II.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Seale N.S. và Coll J.A. (2010). Vital pulp therapy for the primary dentition. Gent Dent. 58(3), 194 – 202.
2. Tickotsky N., Petel R., Araki R. và CS. (2017). Caries Progression Rate In Primary Teeth: A Retrospective Study. J Clin Pediatr Dent, 41(5), 358–361.
3. Douglas A.Young và CS (2015). The American Dental Association Caries Classification System for Clinical Practice: A report of the American Dental Association Council on Scientific Affairs. The Journal of the American Dental Association. 146(2); 79 – 86.
4. Agnleszka Bruzda-Zwiech và CS (2015). Caries Experience and Distribution by Tooth Surfaces in Primary Molars in the Pre-school Child Population of Lodz, Poland. al Health Prev DenT. 13(6); 557 - 566.
5. Võ Trương Như Ngọc (2013). Răng trẻ em (dành cho đối tượng đại học). Nhà xuất bản Giáo dục.