ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LAO NÃO – MÀNG NÃO TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ, cận lâm sàng và kết quả điều trị ở bệnh nhân lao não – màng não tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu. Kết quả: Các triệu chứng lâm sàng phổ biến tại thời điểm nhập viện: đau đầu (87,2%), sốt (55,1%), cổ gượng (59%). Nồng độ natri máu là 129,7 (111 – 142) mmol/L. Tỷ lệ bất thường nghĩ lao trên Xquang ngực thẳng là 50%. Số bệnh nhân có protein dịch não tủy lớn hơn 1 G/L là 46 bệnh nhân chiếm 59%, số lượng bệnh nhân có tỷ số glucose DNT/glucose máu < 0,5 là 66 bệnh nhân (84,6%), tế bào dịch não tủy 100 – 500 /mm3 có 34 bệnh nhân chiếm 43,6% và có 75 bệnh nhân (96,2%) có tỷ lệ bạch cầu lympho chiếm ưu thế. Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị có kết quả đỡ giảm tại thời điểm xuất viện là 79,5%. Kết luận: Các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu nên cần kết hợp các xét nghiệm khác giúp chẩn đoán lao màng não tốt hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
lao màng não, lâm sàng, cận lâm sàng.
Tài liệu tham khảo
2. Seddon JA, Tugume L, Solomons R, et al, (2019), “The current global situation for tuberculous meningitis: epidemiology, diagnostics, treatment and outcomes”, Wellcome Open Res, 4(167), pp 167.
3. Dian S, Hermawan R, van Laarhoven A, et al, (2020), “Brain MRI findings in relation to clinical characteristics and outcome of tuberculous meningitis”, PLoS One, 15(11).
4. Kanesen D, Kandasamy R, Wong ASH, et al, (2021), “Clinical Outcome of Tuberculous Meningitis with Hydrocephalus - A Retrospective Study”, Malays J Med Sci, 28(5), pp 82-93.
5. Pehlivanoglu F, Yasar KK, Sengoz G, (2012), “Tuberculous meningitis in adults: a review of 160 cases”, ScientificWorldJournal, 2012, pp 169028.
6. S. Hosoglu MFG, I. Balik, B. Aygen, S. Erol, et al, (2002), “Loeb Predictors of outcome in patients with tuberculous meningitis”, Int J Tuberc Lung Dis, 6(1), pp 64 - 70.
7. Li X, Ma L, Zhang L, et al, (2019), “Clinical characteristics of tuberculous meningitis combined with cranial nerve palsy”, Clin Neurol Neurosurg, 184, pp 105443.
8. Youssef FG, Afifi SA, Azab AM, et al, (2006), “Differentiation of tuberculous meningitis from acute bacterial meningitis using simple clinical and laboratory parameters”, Diagn Microbiol Infect Dis, 55(4), pp 275-278.