NGHIÊN CỨU CÁC RỐI LOẠN NHỊP NHĨ NHANH Ở BỆNH NHÂN MANG MÁY TẠO NHỊP VĨNH VIỄN HAI BUỒNG TRÊN 1 NĂM

Quỳnh Huê Hoàng 1,, Song Giang Trần 2, Đức Minh Đặng 3
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái
2 Viện tim mạch Việt Nam- Bệnh viện Bạch Mai
3 Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm các rối loạn nhịp nhĩ nhanh ở bệnh nhân mang máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng trên 1 năm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:  Nghiên cứu mô tả cắt ngang 122 bệnh nhân (BN) mang máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng trên 1 năm được theo dõi định kì tại Viện Tim Mạch– Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 08/2020 đến tháng 8/2021. Kết quả: Tuổi trung bình là 62 ± 16 tuổi, nữ giới 63%, 71/ 122 bệnh nhân mang máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng trên 1 năm có rối loạn nhịp nhĩ nhanh chiếm tỉ lệ 58,2% (AHRE 32,8%, rung nhĩ  25,4%). Thời gian mang máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng trên 1 năm trung bình 3 ± 2 năm. Nguy cơ rối loạn nhịp nhĩ nhanh (RLNNN) tăng gấp 2,6 lần nếu bệnh nhân có suy nút xoang, và tăng gấp 0,4 lần ở bệnh nhân có phương thức tạo nhịp lúc khám DDD, với p < 0.05. Thời điểm xuất hiện AHRE , rung nhĩ  trên 6 giờ đến 12 giờ sáng chiếm tỉ lệ cao nhất lần lượt là 85%, 74,2%, với p < 0.05. RLNNN thường không có triệu chứng lâm sàng 75%. Nguy cơ đột quị, TIA của nhóm AHRE  > 5.5 giờ cao gấp 0,05 lần so với nhóm AHRE  ≤  5.5 giờ. Kết luận: Rối loạn nhịp nhĩ nhanh thường không có triệu chứng trên lâm sàng, biến cố tắc mạch nguy cơ xảy ra thời lượng cơn AHRE trên 5, 5 giờ với CI 95%( 0,006-0,4), p < 0,05. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Camm A.J., Simantirakis E., Goette A. và cộng sự. (2017). Atrial high-rate episodes and stroke prevention. Europace, 19(2), 169–179.
2. Lu W.-D. và Chen J.-Y. (2021). Clinical Cardiology, 44(6), 871–879.
3. Kirchhof P., Benussi S., Kotecha D. và cộng sự. (2016). 2016 ESC Guidelines for the management of atrial fibrillation developed in collaboration with EACTS. European journal of cardio-thoracic surgery : official journal of the European Association for Cardio-thoracic Surgery, 50, e1–e88.
4. Lu W.-D. và Chen J.-Y. (2021). Atrial high‑rate episodes and risk of major adverse cardiovascular events in patients with dual chamber permanent pacemakers: a retrospective study. Scientific Reports, 11(1), 5753.
5. Trương Văn Nhị,Trần Song Giang. (2017), Nghiên cứu tần suất rung nhĩ và nguy cơ tắc mạch ở bệnh nhân mang máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học y Hà Nội.
6. Hoàng Phương Nam (2019), Đặc điểm rối loạn nhịp nhanh và nguy cơ tắc mạch ở bệnh nhân mang máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng., Luận văn thạc sĩ y học, Đại học y Hà Nội.
7. Lê Tiến Dũng, Trần Song Giang, Nguyễn Ngọc Quang (2014), Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân có hội chứng suy nút xoang trước và sau cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn. Luận văn thạc sỹ Tim Mạch. Đại học y Hà Nội.