NỒNG ĐỘ ALPHA-1 ANTITRYPSIN HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Nguyễn Hữu Ngọc Tuấn1, Đào Thị Thu Thảo1, Nguyễn Minh Hà1,
1 Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Định lượng αlpha-1 antitrypsin (AAT) giúp phát hiện sớm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (BPTNMT) có giảm AAT. Nồng độ AAT huyết tương trong quần thể người bệnh tại Việt Nam chưa được làm rõ. Mục tiêu: Xác định đặc điểm giá trị nồng độ AAT huyết tương ở bệnh nhân BPTNMT tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca, thu mẫu tiến cứu, thuận tiện, trên 70 bệnh nhân được chẩn đoán BPTNMT (tiêu chuẩn GOLD 2022), tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, từ 04/2022 đến 08/2022. Xét nghiệm định lượng AAT huyết tương được thực hiện tại Khoa Xét nghiệm của bệnh viện. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Sử dụng các test kiểm định MannWhitney và KruskalWallis với sự khác biệt có ý nghĩa khi p<0,05. Kết quả: 70 đối tượng tham gia nghiên cứu tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi từ 61 – 70 và chủ yếu là nam giới. 95,7% được chẩn đoán BPTNMT từ 40 tuổi trở lên, 81,4% có hút thuốc chủ động, 26,7% có tiền sử hen suyễn, 92,9% không có tiền sử gia đình được chẩn đoán BPTNMT, 91,5% có kết quả FEV1/FVC < 0,7 và  40,4% có 0,5 ≤ FEV1 < 0,8. Trung vị nồng độ ATT huyết tương là 142,3 (128,3 – 156) mg/dL. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ AAT huyết tương theo tuổi, giới tính, tiền sử hen suyễn, tiền sử gia đình, kết quả hô hấp ký. Có sự gia tăng nồng độ AAT trong huyết tương ở người hút thuốc so với không hút (p=0,017). Kết luận: đã xác định được nồng độ AAT huyết tương ở đối tượng nghiên cứu. Bước đầu xác định được nồng độ AAT huyết tương ở nhóm có hút thuốc lá cao hơn đáng kể so với nhóm không hút thuốc lá

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. M. G. Foreman, M. Campos and J. C. Celedón (2012). Genes and chronic obstructive pulmonary disease. Med Clin North Am, 96(4), pp. 699-711.
2. R Gurvinder (2018), Alpha-1 Antitrypsin Deficiency. https://patient.info/chest-lungs/alpha-1-antitrypsin-deficiency-leaflet.
3. World Health Organization (2022), Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở Việt Nam, https:// www.who.int/vietnam/vi/health-topics/chronic-obstructive-pulmonary-disease-copd.
4. R. G. Edgar, et al. (2017). Treatment of lung disease in alpha-1 antitrypsin deficiency: a systematic review. Int J Chron Obstruct Pulmon Dis, 12, pp. 1295-1308.
5. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (2022). Global strategy for the diagnosis, management and prevention of chronic obstructive pulmonary disease. https://goldcopd.org/
6. M. Barrecheguren, et al. (2016). Diagnosis of alpha-1 antitrypsin deficiency: a population-based study. Int J Chron Obstruct Pulmon Dis, 11, pp. 999-1004.
7. S. Janciauskiene, et al. (2020). Serum Levels of Alpha1-antitrypsin and Their Relationship With COPD in the General Spanish Population. Archivos de Bronconeumología, 56(2), pp. 76-83.
8. Linja-aho, et al. (2013). Distribution and levels of alpha-1-antitrypsin in the lung and plasma in smokers and chronic obstructive pulmonary disease. Apmis, 121(1), pp. 11-21.