NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA VIÊN NANG CỨNG “TD.NQ” TRÊN THỰC NGHIỆM

Trần Thái Hà1, Trần Công Luận2,, Phạm Thị Vân Anh3
1 Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương
2 Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam
3 Đại Học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tác dụng giảm đau của viên nang cứng “TD.NQ” trên mô hình chuột thoái hóa khớp gối. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chuột cống trắng chủng Wistar (Học viện Quân Y cung cấp). Cả 2 giống, khỏe mạnh, trọng lượng 180 ± 40g. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tác dụng giảm đau của viên nang cứng TD.NQ trên chuột gây thoái hóa khớp gối bằng MIA, mô hình P.A.M pressure và mô hình giảm đau bằng máy rê kim. Kết quả: TD.NQ liều 4,266g/kg có tác dụng giảm đau rõ trên mô hình P.A.M pressure, tác dụng giảm đau chưa rõ trên mô hình giảm đau bằng máy rê kim. TD.NQ liều 12,798 g/kg có tác dụng giảm đau trên mô hình P.A.M pressure, tác dụng giảm đau chưa rõ trên mô hình giảm đau bằng máy rê kim. Kết luận: Viên nang cứng TD.NQ cả hai liều 4,266g/kg và 12,798g/kg có tác dụng giảm đau rõ trên mô hình P.A.M pressure, tác dụng chưa rõ trên mô hình giảm đau bằng máy rê kim. Liều 12,798g/kg có xu hướng tác dụng tốt hơn nhưng chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Ngọc Ân và Nguyễn Thị Ngọc Lan (2004). Thoái hóa khớp (hư khớp) và thoái hóa cột sống. Bệnh học nội khoa tập I (dùng cho đối tượng sau đại học), Nhà xuất bản Y học, 422-435.
2. Đỗ Trung Đàm (2006), Phương pháp ngoại suy liều có hiệu quả tương đương giữa người và động vật thí nghiệm. Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Tạp chí dược học, số 479, tr. 38-41
3. Hoàng Bảo Châu (1997). Chứng Tý. Nội khoa y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 574 – 585
4. Li Meihan, Xiao Rong, Li Jing et al. (2017). Regenerative approaches for cartilage repair in the treatment of osteoarthritis. Osteoarthritis and Cartilage, 25(10), 1577-1587.
5. Joon-Ki Kim, Sang-Won Park, Jung-Woo Kang et al (2012). Effects of GSCB- 5, a Herbal Forrmulation, on Monosodium Iodoacetate-Induced Osteoarthritis in Rats. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine, Vol 2012, doi: 10.1155/2012/730907
6. F.J. Al-Safar, S. Ganabadi, H. Yaakub et al (2009), “Collagenase and Sodium Iodoacetate – Induced experimental Osteoarthritis Model in Sprague Dawley Rats”, Asian Journal of Scientific Research 2(4): 167-179.
7. Wu Liu-Qing et al. (2016). Antinociceptive Effects of Prim-O- Glucosylcimifugin in Inflammatory Nociception via Reducing Spinal COX-2.Biomolecules & Therapeutics,24(4),418-25.
8. Li, X., Wang, J., & Gao, L. (2013). Anti-inflammatory and analgesic activity of R.A.P. (Radix Angelicae Pubescentis) ethanol extracts. African journal of traditional, complementary, and alternative medicines, 10 (3), 422-6.
9. Choi YY., Kim MH., Han JM at al (2014). The anti-inflammatory potential of Cortex Phellodendron in vivo and in vitro: down-regulation of NO and iNOS through suppression of NF-κB and MAPK activation. The Immunopharmacol., 19(2), 214-20
10. Xiaokun Jiang (2014). Extraction and analgesic effects of polysaccharides from Achyranthes bidentata Blume. Applied Mechanics and Materials, 675-677, 1600-1603.