MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐỘT BIẾN MẤT ĐOẠN AZF VÀ CÁC THÔNG SỐ TINH DỊCH ĐỒ Ở NAM GIỚI THIỂU TINH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ đột biến mất đoạn AZF và tìm hiểu mối liên quan giữa đột biến mất đoạn AZF với các thông số tinh dịch đồ và một số yếu tố khác ở nam giới thiểu tinh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang được tiến hành trên 243 nam giới thiểu tinh được xét nghiệm Multiplex PCR nhằm xác định đột biến AZF tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả: Đột biến mất đoạn AZF có 47 trường hợp (19,3%), trong đó 5/47 trường hợp (10,6%) đột biến mất đoạn AZFb, 27/47 trường hợp (57,5%) đột biến mất đoạn AZFc và 15/47 (31,9%) trường hợp bị đột biến mất đoạn phối hợp AZFb và AZFc, không phát hiện đột biến AZFa. Giá trị trung bình của các thông số về đặc điểm tinh dịch đồ và hormon sinh dục nam giữa 2 nhóm đột biến AZF và không đột biến khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết luận: Không có sự khác biệt về các thông số tinh dịch đồ và hormon sinh dục nam giữa 2 nhóm đột biến và không đột biến mất đoạn AZF.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: AZF, tinh dịch đồ, thiểu tinh.
Tài liệu tham khảo
2. Elsaid H.O.A., Gadkareim T., Abobakr T., et al. (2021). Detection of AZF microdeletions and reproductive hormonal profile analysis of infertile sudanese men pursuing assisted reproductive approaches. BMC Urol, 21(1), 69.
3. Colaco S. and Modi D. (2018). Genetics of the human Y chromosome and its association with male infertility. Reprod Biol Endocrinol, 16(1), 14.
4. Giang P.T., Nhung N.T.T., Cường T.D., et al. (2021). Xác định tỷ lệ mất đoạn AZF ở bệnh nhân nam vô tinh hoặc thiểu tinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương bằng phương pháp QF – PCR. 1, 19(4), 58–62.
5. Anh L.T.L. and Lan H.T. Ứng dụng kỹ thuật Real-time PCR phát hiện mất đoạn AZF ở bệnh nhân vô sinh nam không có tinh trùng. .
6. Vutyavanich T., Piromlertamorn W., Sirirungsi W., et al. (2007). Frequency of Y chromosome microdeletions and chromosomal abnormalities in infertile Thai men with oligozoospermia and azoospermia. Asian J Andrology, 9(1), 68–75.
7. Liu X.-Y., Wang R.-X., Fu Y., et al. (2017). Outcomes of intracytoplasmic sperm injection in oligozoospermic men with Y chromosome AZFb or AZFc microdeletions. Andrologia, 49(1).
8. Visser L., Westerveld G.H., Korver C.M., et al. (2009). Y chromosome gr/gr deletions are a risk factor for low semen quality. Human Reproduction, 24(10), 2667–2673.
9. Zhu Y., Wu T., Li G., et al. (2015). The sperm quality and clinical outcomes were not affected by sY152 deletion in Y chromosome for oligozoospermia or azoospermia men after ICSI treatment. Gene, 573(2), 233–238.
10. Tomasi P.A., Oates R., Brown L., et al. (2003). The pituitary-testicular axis in Klinefelter’s syndrome and in oligo-azoospermic patients with and without deletions of the Y chromosome long arm. Clin Endocrinol (Oxf), 59(2), 214–222.