TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH

Nguyễn Mỹ Huyền1,, Nguyễn Thị Mỹ Hòa1
1 Trường Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn lipid máu và một số yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 229 bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh từ 06/2023 đến 09/2023. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Tỉ lệ rối loạn lipid máu trong nghiên cứu là 91,27%. Rối loạn phổ biến nhất là TG (68,56%), kế đến là LDL-c (44,54%), tiếp đến là CT (27,51%) và thấp nhất là HDL-c (24,02%). Chế độ ăn dùng nhiều chất béo xấu (PR=1,15, KTC:1,05-1,26) và bệnh nhân thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc RLLM cao hơn (PR=1,15, KTC:1,03-1,28). Kết luận: Cần tăng cường kiểm soát chế độ ăn và tình trạng thừa cân béo phì của bệnh nhân đái tháo đường để kiểm soát tình trạng rối loạn lipid máu tốt hơn cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Giảng Thị Mộng Huyền và Nguyễn Tuấn Khanh (2016) “Khảo sát tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa Tiền Giang năm 2015”, Tạp chí Nội tiết và Đái tháo đường, số. 21, tr. 493- 495.
2. Đình Tuân Lê và các cộng sự, “Khảo sát rối loạn lipid máu và mối liên quan với glucose, HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình”, Tạp chí Y Dược học Vinh, số. 1, 2021.
3. Nguyễn Văn Mừng và Tạ Văn Trầm (2016), “Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mới phát hiện tại Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang”, Tạp chí Nội tiết và Đái tháo đường, số. 21, tr. 504- 509.
4. Nguyễn Thị Phi Nga (2015), Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Quân y 17, Tạp chí Y Dược học quân sự số 9, tr.99-105.
5. Daya RP, Dipendra K, Manoj S, Kishor Y, Sherdhar A, Ramchandra K (2017). Prevalence and pattern of dyslipidemia in Nepalese individuals with type 2 diabetes. BMC research notes, 10(1), 146.
6. Li, Y., Zhao, L., Yu, D., & Ding, G. (2018). The prevalence and risk factors of dyslipidemia in different diabetic progression stages among middle-aged and elderly populations in China. PloS one, 13(10).
7. Narindrarangkura, P., Bosl, W., Rangsin, R., & Hatthachote, P. (2019). Prevalence of dyslipidemia associated with complications in diabetic patients: a nationwide study in Thailand. Lipids in health and disease, 18(1), 90.
8. Worku MK, Kefyalew DG, Getaneh BM (2021). Prevalence and Risk Factors of Dyslipidemia among Type 2 Diabetes Patients at a Referral Hospital, North Eastern Ethiopia. Ethiopian journal of health sciences, 31(6), 1267–1276.