NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG CỦA VIÊN NANG CỨNG TD0070 LÊN CÁC CHỈ SỐ MIỄN DỊCH CHUNG TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM

Trần Thái Hà1, Đặng Nguyên Tùng2,, Phạm Thị Vân Anh3
1 Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương
2 Học viện Y - Dược học Cổ truyền Việt Nam
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng của viên nang cứng TD0070 lên các chỉ số miễn dịch chung trên chuột nhắt trắng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chuột nhắt trắng chủng Swiss, thuần chủng, cả hai giống, nặng 20 ± 2 gam. Nghiên cứu độc tính cấp và xác định LD50 của viên nang cứng TD0070 trên chuột nhắt trắng theo đường uống. Nghiên cứu ảnh hưởng của viên nang cứng TD0070 lên các chỉ số miễn dịch chung trên chuột nhắt trắng bằng phương pháp tiêm màng bụng cyclophosphamid gây suy giảm miễn dịch. Kết quả: Chưa xác định được LD50 trên chuột nhắt trắng của viên nang cứng TD0070 theo đường uống. Viên nang cứng TD0070 liều tối đa 75 ml/kg tương đương 37,5 viên/kg không có biểu hiện độc tính cấp. TD0070 liều 3,456 g/kg (gấp đôi liều lâm sàng) có xu hướng cải thiện về trọng lượng lách và tuyến ức tương đối, cải thiện rõ tình trạng tổn thương các cơ quan lách, tuyến ức trên hình ảnh giải phẫu bệnh vi thể, số lượng bạch cầu chung, số lượng bạch cầu trung tính và bạch cầu mono hơn so với liều 1,728 g/kg và lô sử dụng levamisol liều 10 mg/kg trên tất cả các chỉ số (trừ trọng lượng lách tương đối). Tuy nhiên, chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Chưa xác định được LD50 trên chuột nhắt trắng của viên nang cứng TD0070 theo đường uống. Liều dung nạp tối đa (Luôn nhỏ hơn liều chết 50%) của Viên nang cứng TD0070 là: 37,5 viên/kg. TD0070 liều 3,456 g/kg (gấp đôi liều lâm sàng) có xu hướng cải thiện các chỉ số miễn dịch chung trên chuột nhắt trắng tốt hơn liều 1,728 g/kg (liều lâm sàng) và levamisol liều 10 mg/kg trên tất cả các chỉ số (trừ trọng lượng lách tương đối).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Văn Đình Hoa (2019). Sinh lý bệnh và miễn dịch, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Đỗ Tất Lợi (2015). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.
3. Đỗ Trung Đàm (2006), Phương pháp ngoại suy liều có hiệu quả tương đương giữa người và động vật thí nghiệm. Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Tạp chí dược học, số 479, tr. 38-41
4. Trần Thuý (2006). Chuyên đề nội khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội, NXB Y học, tr 470-473
5. Nguyễn Nhược Kim (2017). Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, tr 128-136
6. World Health Organization (2013), Working group on the safety and efficacy of herbal medicine, Report of regional office for the western pacific of the World Health Organization.
7. Gerhard Vogel H. (2016), Drug discovery and evaluation Pharmacological assays, Springer.
8. Shirani K, Hassani FV, Razavi-Azarkhiavi K, et al. (2015). Phytotrapy of cyclophosphamide-induced immunosuppression. Environ Toxicol Pharmacol. 39(3): 1262-1275
9. Gupta M. (2016) Levamisole: A multi-faceted drug in dermatology. Indian J Dermatol Venereol Leprol. 82(2): 230-236.