MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG TRÊN PHIM CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ Ở BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC KHÍ N2O ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC

Bùi Như Quỳnh1, Đỗ Thị Hồng Loan2, Nguyễn Thị Thu Hương1, Đỗ Thị Hằng1, Bùi Ngọc Thu Hiền1, Hà Kiều Lâm1, Nguyễn Tiến Hoàng Anh1, Nguyễn Như Quỳnh1, Nguyễn Hồng Diệp3, Lê Tuấn Vũ1, Huỳnh Thị Nhung1, Lê Quang Thuận4,
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai, Bệnh viện Bạch Mai
3 Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam
4 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân ngộ độc khí N2O điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai 2022-2023. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu 32 bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc N2O từ 04/2022 đến 04/2023 tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Bệnh nhân ngộ độc N2O hay gặp triệu chứng thần kinh, tâm thần như: tê bì 96,9%, yếu liệt chi 59,4%, giảm cảm giác 34,4%, thay đổi hành vi 12,5%. Nồng độ homocystein trung bình tăng 80,29 ± 17,93 μmol/L, nồng độ vitamin B12 trung bình 304,55 ± 83,01 pmol/L. Chụp cộng hưởng từ tổn thương nhiều hơn ở các đốt C3 đến C6 (tổn thương C3 là 40%, C4 là 45%, C5 là 45%, C6 là 30,1%) tiếp đến là tổn thương ở tủy ngực (dưới 20%) và thắt lưng ít gặp hơn (dưới 5%). Tổn thương tủy có dấu hiệu “chữ V ngược” gặp ở 14 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 75%. Nồng độ vitamin B12 ở nhóm bệnh nhân có dấu hiệu “chữ V ngược” thấp hơn nhóm bệnh nhân không có dấu hiệu này. Đa số bệnh nhân sau điều trị lúc ra viện đã đỡ các triệu chứng lâm sàng. Kết luận: Ngộ độc N2O gây ra các triệu chứng về thần kinh, tâm thần; xét nghiệm homocystein có mức độ tin cậy tốt hơn vitamin B12 trong chẩn đoán ngộ độc N2O; tổn thương điển hình trên hình chụp cộng hưởng từ là dấu hiệu “chữ V ngược” có liên quan đến giảm vitamin B12.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gillman, M.A., Mini-Review: A Brief History of Nitrous Oxide (N2O) Use in Neuropsychiatry. Curr Drug Res Rev, 2019. 11(1): p. 12-20.
2. Suvey, G.D., GDS2020 Key finding report. 01/2021.
3. Fang, X., et al., Electrophysiologic Characteristics of Nitrous-Oxide-Associated Peripheral Neuropathy: A Retrospective Study of 76 Patients. J Clin Neurol, 2023. 19(1): p. 44-51.
4. Bao, L., et al., Clinical, Electrophysiological and Radiological Features of Nitrous Oxide-Induced Neurological Disorders. Neuropsychiatr Dis Treat, 2020. 16: p. 977-984.
5. Caris, M.G., et al., Nitrous oxide abuse leading to extreme homocysteine levels and thrombosis in young adults: a case series. J Thromb Haemost, 2023. 21(2): p. 276-283.
6. Froese, D.S., B. Fowler, and M.R. Baumgartner, Vitamin B(12) , folate, and the methionine remethylation cycle-biochemistry, pathways, and regulation. J Inherit Metab Dis, 2019. 42(4): p. 673-685.
7. Xiao, C.P., et al., Conventional MRI for diagnosis of subacute combined degeneration (SCD) of the spinal cord due to vitamin B-12 deficiency. Asia Pac J Clin Nutr, 2016. 25(1): p. 34-8.
8. Jiang, J., et al., Nitrous oxide-related neurological disorders: Clinical, laboratory, neuroimaging, and electrophysiological findings. Brain Behav, 2021. 11(12): p. e2402.
9. Nadal Bosch, J., et al., A Case Report of Subacute Combined Degeneration Due to Nitrous Oxide-Induced Vitamin B12 Deficiency. Cureus, 2023. 15(2): p. e34514.
10. Stabler, S.P., Clinical practice. Vitamin B12 deficiency. N Engl J Med, 2013. 368(2): p. 149-60.