MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ HỘI CHỨNG LÃO KHOA TRÊN BỆNH NHÂN PARKINSON

Trần Viết Lực1,2,, Nguyễn Xuân Thanh1,2, Vũ Thị Thanh Huyền1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Lão khoa Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: xác định mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và một số hội chứng lão khoa trên bệnh nhân Parkinson. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 133 người bệnh được chẩn đoán Parkinson khám và điều trị tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đối tượng nghiên cứu được chẩn đoán Parkinson theo tiêu chuẩn chẩn đoán ngân hàng não của hiệp hội bệnh Parkinson ở Vương quốc Anh. Chất lượng cuộc sống được đánh giá theo thang điểm PHQ8. Kết quả: tuổi trung bình là 67,87 ± 5,95 (năm). Điểm chất lượng cuộc sống trung bình theo thang PDQ – 8 là 9,83 ± 4,63. Chất lượng cuộc sống có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với các hội chứng lão khoa như: suy giảm chức năng hoạt động hằng ngày theo ADL và IADL, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm và suy dinh dưỡng (p<0,05). Kết luận: Điểm chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân Parkinson trong nghiên cứu ở mức trung bình. Chất lượng cuộc sống có mối liên quan với một số đặc điểm của hội chứng lão khoa như: suy giảm chức năng hoạt động hằng ngày, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm và suy dinh dưỡng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. The World Health Organization Quality of Life assessment (WHOQOL): position paper from the World Health Organization. Soc Sci Med. 1995;41(10):1403-1409. doi:10.1016/0277-9536(95)00112
2. Zhao N, Yang Y, Zhang L, et al. Quality of life in Parkinson’s disease: A systematic review and meta-analysis of comparative studies. CNS Neurosci Ther. 2021;27(3):270-279. doi:10.1111/ cns.13549
3. Gibb WR, Lees AJ. The relevance of the Lewy body to the pathogenesis of idiopathic Parkinson’s disease. J Neurol Neurosurg Psychiatry. 1988;51(6):745-752. doi:10.1136/jnnp.51.6.745
4. InterRAI | Improving Health Care Across The Globe. interRAI. Accessed February 25, 2023. https://interrai.org/
5. Jenkinson C, Fitzpatrick R, Peto V, Greenhall R, Hyman N. The PDQ-8: Development and validation of a short-form parkinson’s disease questionnaire. Psychology & Health. 1997;12(6): 805-814. doi:10.1080/ 08870449708406741
6. Hariz GM, Forsgren L. Activities of daily living and quality of life in persons with newly diagnosed Parkinson’s disease according to subtype of disease, and in comparison to healthy controls. Acta Neurol Scand. 2011;123(1):20-27. doi:10.1111/j.1600-0404.2010.01344.x
7. Foster ER. Instrumental Activities of Daily Living Performance Among People With Parkinson’s Disease Without Dementia. Am J Occup Ther. 2014; 68(3): 353-362. doi: 10.5014/ajot.2014. 010330
8. Shidfar F, Babaii Darabkhani P, Yazdanpanah L, Karkheiran S, Noorollahi-Moghaddam H, Haghani H. Assessment of nutritional status in patients with Parkinson’s disease and its relationship with severity of the disease. Med J Islam Repub Iran. 2016;30:454.
9. Bae ES, Kang HS. The Effect of Depression on Quality of Life in Patients with Parkinson’s Disease: Mediating Effect of Family Function. RCPHN. 1648652400; 33(1): 105-113. doi:10. 12799/jkachn.2022.33.1.105