ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA RAU TIỀN ĐẠO RAU CÀI RĂNG LƯỢC TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Nguyễn Thị Thu Hà1,2,, Đỗ Tuấn Đạt1,3
1 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng các thai phụ được chẩn đoán rau tiền đạo trung tâm rau cài răng lược được xử trí tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 76 sản phụ được chẩn đoán rau tiền đạo cài răng lược có sẹo mổ lấy thai được xử trí tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Kết quả: 76 thai phụ tham gia nghiên cứu, tuổi trung bình thai phụ là 34,3 tuổi, tiền sử hút thai chiếm 36,8%, tiền sử mổ lấy thai 1 lần, 2 lần, 3 lần chiếm lần lượt 35,5%, 51,3%, 13,2%. Triệu chứng ra máu âm đạo chiếm 36,8%, đau bụng chiếm 26,3%; cả đau bụng và ra máu chiếm tỷ lệ 11,9% và 48,7% không có triệu chứng. Rau bám mặt trước chiếm 94,8%, bám mặt sau chỉ chiếm 5,2%. Tỷ lệ thai phụ bị rau tiền đạo trung tâm, bám mép, bám thấp chiếm lần lượt 81,6%; 7,9% và 10,5%. Kết luận: Rau cài răng lược thường xuất hiện trên những thai phụ rau tiền đạo trung tâm, bám mặt trước và có tiền sử mổ lấy thai nhiều lần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. T. Eshkoli, A. Y. Weintraub, R. Sergienko et al (2013). Placenta accreta: risk factors, perinatal outcomes, and consequences for subsequent births. Am J Obstet Gynecol, 208 (3), 219.e211-217.
2. G. Garmi andR. Salim (2012). Epidemiology, etiology, diagnosis, and management of placenta accreta. Obstet Gynecol Int, 2012, 873929.
3. S. Wu, M. Kocherginsky andJ. U. Hibbard (2005). Abnormal placentation: twenty-year analysis. Am J Obstet Gynecol, 192 (5), 1458-1461.
4. R. Faranesh, S. Romano, E. Shalev et al (2007). Suggested approach for management of placenta percreta invading the urinary bladder. Obstet Gynecol, 110 (2 Pt 2), 512-515.
5. G. M. Mussalli, J. Shah, D. J. Berck et al (2000). Placenta accreta and methotrexate therapy: three case reports. J Perinatol, 20 (5), 331-334.
6. K. E. Fitzpatrick, S. Sellers, P. Spark et al (2012). Incidence and risk factors for placenta accreta/increta/percreta in the UK: a national case-control study. PLoS One, 7 (12), e52893.
7. N. Đ. Hinh (1999). So sánh mổ lấy thai vì RTĐ ở 2 giai đoạn 1989 – 1990 và 1993 – 1994 tại viện BVBMTSS. Tạp chí thông tin y dược, Số đặc biệt chuyên đề Sản phụ khoa, 12/ 1999, 107 – 111.
8. P. T. P. Lan (2007). Biến chứng của rau tiền đạo ở những sản phụ có sẹo mổ tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương từ tháng 1/2002 – 12/2006, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
9. N. T. Công (2017). Giá trị của siêu âm trong chẩn đoán rau tiền đạo cài răng lược ở thai phụ có sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Hà Nội.
10. N. A. Quang (2022). Nghiên cứu vai trò của siêu âm Doppler và chụp cộng hưởng từ ở những thai phụ rau cài răng lược rau tiền đạo có sẹo mổ cũ tại Bệnh viện Phụ sản trung ương, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.