KIẾN THỨC VỀ QUAN HỆ TÌNH DỤC AN TOÀN TRƯỚC HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN KHOA Y - DƯỢC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng về quan hệ tình dục an toàn và mô tả các yếu tố liên quan đến kiến thức đúng về quan hệ tình dục an toàn trước hôn nhân của sinh viên khoa Y-Dược Trường Đại học Trà Vinh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 267 sinh viên Khoa Y-Dược Trường Đại học Trà Vinh năm 2023. Phương pháp mẫu ngẫu nhiên phân tầng được sử dụng để chọn đối tượng nghiên cứu từ ngành Điều Dưỡng, Kỹ thuật hình ảnh, Xét nghiệm y học, Y đa khoa và Dược. Kết quả: Tỉ lệ sinh viên có kiến thức đúng về quan hệ tình dục an toàn là 12,7%. Các yếu tố liên quan đến kiến thức đúng về quan hệ tình dục an toàn là thời gian học tại trường (PR=3,04; KTC 95%=1,09-8,50) và ngành học của sinh viên (PR=0,56; KTC 95%=0,07-0,43). Sử dụng bao cao su là biện pháp tránh thai được biết nhiều nhất (92,1%). Nhiễm HIV/AIDS là bệnh lây qua đường tình dục được biết đến nhiều nhất (85,8%) và dấu hiệu mắc bệnh được biết đến nhiều nhất là ngứa ở cơ quan sinh dục (77,2%). Kết luận: Cần tăng cường tuyên truyền giáo dục về quan hệ tình dục an toàn, các biện pháp tránh thai, bệnh lây qua đường tình dục cũng như các dấu hiệu mắc bệnh cho sinh viên.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Hương Trà Linh và Lã Ngọc Quang. “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hành vi quan hệ tình dục của sinh viên trường Cao đẳng Y Tế Phú Thọ”, Hội nghị khoa học- công nghệ tuổi trẻ các trường đại học, cao đẳng Y-Dược Việt Nam lần thứ XVIII, 2014.
3. Nguyễn Thanh Phong, "Nghiên cứu kiến thức ,thái độ , thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường đại học / Cao đẳng thành phố hà nội và hiệu quả giải pháp can thiệp, ”Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội, 2017.
4. Tạ Văn Trầm và Trần Thanh Hải. “Kiến thức về tình dục an toàn của học sinh -sinh viên trường Cao đẳng Y Tế Tiền Giang,” Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 17, phụ bản số 4, 2013.
5. Faisel A and Cleland J (2006), “Migrant men: a priority for HIV control in Pakistan,” [Online] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2564715/ , 307-310.
6. Yue C, Han X, Hong Y, Jingjing L, Shiyue L (2015), “Prevalence and Sex-Related Risk Factors of Premarital Pregnancy and Reproductive Tract Infections Among Female Undergraduates in Wuhan, China”.
7. Zuo X, Lou C, Gao E (2012), “Gender differences in adolescent premarital sexual permissiveness in three Asian cities: effects of gender-role attitudes, JAdolesc Health”, 50(3 Suppl), S18-25, 2012.
8. Wellings K, Collumbien M and Slaymaker E (2006), “Sexual behaviour in context: a global perspective, Lancet”, 368(9548), 1706-28.