NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA VIÊN NANG CỨNG TD0070 LÊN CÁC CHỈ SỐ MIỄN DỊCH TẾ BÀO VÀ MIỄN DỊCH DỊCH THỂ TRÊN THỰC NGHIỆM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tác dụng của viên nang cứng TD0070 lên các chỉ số miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể trên chuột nhắt trắng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chuột nhắt trắng chủng Swiss, thuần chủng, cả hai giống, nặng 20 ± 2g. Nghiên cứu ảnh hưởng của viên nang cứng TD0070 lên các chỉ số miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể trên chuột nhắt trắng bằng phương pháp tiêm màng bụng cyclophosphamid gây suy giảm miễn dịch. Kết quả: Phản ứng bì OA: Các lô uống TD0070 liều 1,728 g/kg và liều 3,456 g/kg: Phản ứng bì có xu hướng tăng so với lô mô hình, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Nồng độ cytokin máu ngoại vi: ở lô uống TD0070 liều 1,728 g/kg nồng độ IL-2 và IFN-α trong máu ngoại vi tăng rõ rệt so với lô mô hình với p < 0,05. Nồng độ TNF-α và IFN-γ xu hướng tăng hơn so với lô mô hình, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ở uống TD0070 liều 3,456 g/kg: Nồng độ các cytokin trong máu ngoại vi có xu hướng tăng so với lô mô hình, tuy nhiên, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), trừ TNF-α tăng rõ rệt so với lô mô hình với p < 0,01. Nồng độ IgG trong máu ngoại vi tăng rõ rệt so với lô mô hình với lần lượt p < 0,01 và p < 0,001. Kết luận: TD0070 liều 1,728 g/kg (tương đương với liều điều trị dự kiến trên người) uống liên tục trong 7 ngày có tác dụng kích thích miễn dịch rõ rệt trên mô hình gây suy giảm miễn dịch cấp tính bằng cyclophosphamid thông qua các chỉ số: phản ứng bì với kháng nguyên OA, nồng độ IL-2, IFN-α, TNF-α, IFN-γ và IgG trong máu ngoại vi. TD0070 liều 3,456 g/kg có xu hướng có tác dụng kích thích miễn dịch tốt hơn trong phản ứng bì với kháng nguyên OA, nồng độ TNF-α, nồng độ IgG trong máu ngoại vi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
miễn dịch, TD0070.
Tài liệu tham khảo
2. Đỗ Tất Lợi (2015). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.
3. Đỗ Trung Đàm (2006), Phương pháp ngoại suy liều có hiệu quả tương đương giữa người và động vật thí nghiệm. Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Tạp chí dược học, số 479, tr. 38-41
4. Phạm Thủy Phương và cs (2014). Nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch của Hồi xuân hoàn trên chuột nhắt trắng bị gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid. Tạp Chí Dược học, số 461 tr.25-30.
5. Trần Thuý (2006). Chuyên đề nội khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội, NXB Y học, tr 470-473
6. Nguyễn Nhược Kim (2017). Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, tr 128-136
7. Shirani K, Hassani FV, Razavi-Azarkhiavi K, et al. (2015). Phytotrapy of cyclophosphamide-induced immunosuppression. Environ Toxicol Pharmacol. 39(3): 1262-1275
8. Gupta M. (2016) Levamisole: A multi-faceted drug in dermatology. Indian J Dermatol Venereol Leprol. 82(2): 230-236.
9. Cavalcanti YV, Brelaz MC, Neves JK, Ferraz JC, Pereira VR (2012). Role of TNF-alpha, IFN-gamma, and IL-10 in the development of pulmonary tuberculosis. Pulm Med.1-10
10. Shin S, Kwon J, Lee S, Kong H, Lee S, Lee CK, Cho K, Ha NJ, Kim K (2010). Immunostimulatory Effects of Cordyceps militaris on Macrophages through the Enhanced Production of Cytokines via the Activation of NF-kappaB. Immune Netw. 10(2):55-63