KHẢO SÁT THỰC HÀNH VỀ VỖ RUNG LỒNG NGỰC CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC CHÍNH CHO NGƯỜI BỆNH COPD TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2023

Nguyễn Thị Xuân Dung1,
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng thực hành vỗ rung lồng ngực và xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành vỗ rung lồng ngực của người chăm sóc chính cho người bệnh COPD tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 50  chăm sóc chính cho người mắc bệnh COPD tại Khoa nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định trong thời gian từ tháng 4/2023 đến tháng 6/2023. Kết quả: Đa số người chăm sóc chính thực hành vỗ rung lồng ngực không đạt chiếm 76%. Tỷ lệ thực hành đạt trong nhóm người chăm sóc chính ở thành thị là 45,5% cao hơn tỷ lệ thực hành đạt trong nhóm ở nông thôn (7,1%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Những người có trình độ học vấn cao có thực hành vỗ rung lồng ngực tốt hơn. Những người chăm sóc chính ở nhóm được tiếp nhận kiến thức thực hành vỗ rung lồng ngực từ nhân viên y tế có tỷ lệ thực hành đạt là 32,4% cao hơn so với nhóm không được tiếp nhận kiến thức thực hành vỗ rung lồng ngực từ nhân viên y tế 6,3%. Kết luận: Thực trạng thực hành của người chăm sóc chính về vỗ rung lồng ngực cho người bệnh COPD còn nhiều hạn chế. Có mối liên quan giữa nơi ở, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nguồn tiếp nhận thông tin từ nhân viên y tế với thực hành vỗ rung lồng ngực cho người bệnh COPD của người chăm sóc chính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

. Ngô Quý Châu và cộng sự (2012). Bệnh học nội khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 42-58.
2. Bộ Y tế (2015). Quyết định số 2866/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
3. Châu Thị Chư (2022). Thay đổi kiến thức và thực hành vỗ rung lồng ngực của các bà mẹ có con nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính điều trị tại bệnh viện nhi tỉnh Nam Định năm 2022. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
4. Nguyễn Thị Dung (2022). Thực trạng kiến thức về tự chăm sóc làm thông thoáng đường thở của người bệnh COPD tại trung tâm y tế huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang. Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
5. Davies Adeloye, Catriona Basquill, et al (2015). An estimate of the prevalence of COPD in Africa: a systematic analysis, COPD: Journal of Chronic Obstructive Pulmonary disease, 2015 12(1): 71-81.
6. Nguyễn Thanh Liêm và cộng sự (2021). Kiến thức và thực hành dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người bệnh tại khoa hô hấp bệnh viện đa khoa Cái Nước. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô. 11- 2021.
7. Đinh Ngọc Sỹ (2011). Dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Việt Nam. Hội thảo khoa học hen- COPD toàn quốc Cần Thơ.