MÔ TẢ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM SÁN LÁ GAN NHỎ Opisthorchis viverrini TRÊN NGƯỜI TẠI XÃ AN MỸ, HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN (2018 – 2019

Phạm Thị Hà Trang1,, Trương Văn Hạnh2, Hoàng Đình Cảnh2, Trần Thanh Dương3, Trần Thanh Dương3
1 Sở Y tế Hà Nội
2 Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương
3 Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm sán lá gan nhỏ là bệnh nhiệt đới bị lãng quên gây ra bởi sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini. Nhiễm sán lá gan nhỏ làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô đường mật ở người. Thói quen ăn gỏi cá hoặc cá chưa nấu chín là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả có phân tích với các đợt điều tra cắt ngang ở 460 người > 18 tuổi tại điểm nghiên cứu. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm sán là gan nhỏ O. viverrini trên người tại xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên là 20,22%. Trong đó có 87,7% nhiễm cường độ nhẹ, cường độ nhiễm trứng trung bình là: 549,33 ± 994,92 EPG. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ ở nam cao hơn ở nữ 25,0% so với 16,67% (p <0,05). Tỷ lệ nhiễm O. viverrini tăng dần theo tuổi, nhóm người trên 60 có tỷ lệ nhiễm O. viverrini (33,3%) hơn các nhóm tuổi khác (p < 0,05). Người sử dụng phân tươi trong trồng trọt, chăn nuôi có nguy cơ nhiễm sán lá gan nhỏ cao gấp 1,88 lần người không sử dụng phân tươi trồng trọt, chăn nuôi (95%CI: 1,1-3,21). Người ăn gỏi cá sống có nguy cơ nhiễm sán lá gan nhỏ cao gấp 9,9 lần những người không ăn gỏi cá (95% CI: 5,14-13,78). Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ ở người ăn gỏi cá sống ít nhất 1 lần/1 tuần cao hơn đáng kể so với những đối tượng ăn gỏi cá ít nhất 1 lần/1 tháng và 2 – 3 lần/6 tháng (p <0,05). Kết luận: Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ tại An Mỹ, Phú Yên là 19,39%, đa số có cường độ nhiễm nhẹ, các yếu tố liên quan đến nhiễm sán lá gan nhỏ là ăn gỏi cá sống

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Lê Bách Quang và cộng sự (2010), Thực hành Ký sinh trùng, Giáo trình giảng dạy đại học, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2016), Quyết định số 1931/QĐ-BYT ngày 19 tháng 5 năm 2016 về việc ban hành hướng dẫn tẩy sán lá gan nhỏ tại cộng đồng, Cục quản lý khám chữa bệnh, chủ biên, Hà Nội, Việt Nam.
3. N. Kiatsopit, P. Sithithaworn, K. Kopolrat và các cộng sự. (2014), "Seasonal cercarial emergence patterns of Opisthorchis viverrini infecting Bithynia siamensis goniomphalos from Vientiane Province, Lao PDR", Parasit Vectors, 7, tr. 551.
4. P. R. Torgerson và C. N. Macpherson (2011), "The socioeconomic burden of parasitic zoonoses: global trends", Vet Parasitol, 182(1), tr. 79-95.
5. X. Q. Cai, H. Q. Yu, J. S. Bai và các cộng sự. (2012), "Development of a TaqMan based real-time PCR assay for detection of Clonorchis sinensis DNA in human stool samples and fishes", Parasitol Int, 61(1), tr. 183-6.
6. Nguyeễn Thị Thanh Huyền (2018), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ nhiễm sán lá nhỏ và hiệu quả can thiệp tại một số điểm thuộc tỉnh Bắc Giang và Bình Định, năm 2016 - 2017, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương.
7. T. T. Dao, T. V. Bui, E. N. Abatih và các cộng sự. (2016), "Opisthorchis viverrini infections and associated risk factors in a lowland area of Binh Dinh Province, Central Vietnam", Acta Trop, 157, tr. 151-7.
8. Pacific World Health Organization. Regional Office for the Western (2008), Review on the epidemiological profile of helminthiases and their control in the Western Pacific region, 1997-2008, WHO Regional Office for the Western Pacific, Manila.
9. H. Q. Vinh, W. Phimpraphai, S. Tangkawattana và các cộng sự. (2017), "Risk factors for Clonorchis sinensis infection transmission in humans in northern Vietnam: A descriptive and social network analysis study", Parasitol Int, 66(2), tr. 74-82.
10. Z. L. Tang, Y. Huang và X. B. Yu (2016), "Current status and perspectives of Clonorchis sinensis and clonorchiasis: epidemiology, pathogenesis, omics, prevention and control", Infect Dis Poverty, 5(1), tr. 71.