NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ TỔN THƯƠNG CƠ QUAN ĐÍCH Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP KHÓ KIỂM SOÁT TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Phạm Lý Giao Linh1, Trần Viết An2, Huỳnh Tuấn An2,, Huỳnh Thị Ngọc Giàu2, Lê Văn Cường3
1 Trung tâm Y tế huyện Tam Bình
2 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tăng huyết áp khó kiểm soát là một trong những bệnh lí gây nhiều khó khăn trong việc điều trị đồng thời đây cũng là yếu tố nguy cơ tim mạch chính gây gánh nặng bệnh tật và tử vong trên toàn cầu. Tình trạng huyết áp cao kéo dài không được kiểm soát, sẽ dẫn đến tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp (THA). Tổn thương đặc trưng là sự thay đổi cấu trúc và chức năng của các động mạch quan trọng và những cơ quan chính trong cơ thể. Mục tiêu: Xác định một số tổn thương cơ quan đích và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp khó kiểm soát. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp khó kiểm soát tại Khoa Tim mạch can thiệp –Thần kinh Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tổn thương cơ quan đích chiếm tỷ lệ cao nhất là phì đại đồng tâm thất trái (65,3%), tiểu đạm (75% ). Phân tích mô hình hồi quy Logistic cho thấy giá trị huyết áp tâm thu và eGFR có mối liên quan độc lập với tổn thương cơ quan đích. Giá trị mô hình đường cong ROC trong dự báo tổn thương cơ quan đích có diện tích dưới đường cong 0,995 với p  = 0,004. Kết luận: đánh giá tổn thương cơ quan đích và kiểm soát giá trị huyết áp tâm thu có vai trò quan trọng ở bệnh nhân tăng huyết áp khó kiểm soát.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dũng, M.T., Nghiên cứu một số biến chứng bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị. Tạp Chí Y Học Thực Hành (914) - Số 4/2014, 2014
2. Sang, N.T., Khảo Sát Tình Trạng Tăng Huyết Áp Không Kiểm Soát Ẩn Giấu Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Trên Bệnh Nhân Cao Tuổi Đang Điều Trị Tăng Huyết Áp Tại Phòng Khám Lão Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định. Tạp Chí Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019, 2019.
3. Jean Jacques Noubiap, et al. (2019), Global prevalence of resistant hypertension: a meta-analysis of data from 3.2 million patients. Heart, 105(2), pp 98-105.
1. J Mesquita Bastos, lisa Ferraz, et al. (2023), Systolic Blood Pressure and Pulse Pressure Are Predictors of Future Cardiovascular Events in Patients with True Resistant Hypertension. Diagnostics (Basel), 13(10), pp 1817.
2. Maria Lorenza Muiesan, Massimo Salvetti, et al., (2013), Resistant hypertension and target organ damage. Hypertension research, 36, pp 485–491.
3. Mari Tomiyama, Takeshi Horio, et al. (Sep 2006), Masked hypertension and target organ damage in treated hypertensive patients. Am J Hypertens, 19(9), pp 880-6.
4. Ritter, A.M.V., et al. (2018), The rs243866/243865 polymorphisms in MMP-2 gene and the relationship with BP control in obese resistant hypertensive subjects. Gene, 646: p. 129-135.
5. Valeria Visco, Rosa Finelli, et al. (2018), Difficult-to-control hypertension: identification of clinical predictors and use of ICT-based integrated care to facilitate blood pressure control. J Hum Hypertens, 32(7), pp 467- 476.