ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ IMATINIB TRÊN BỆNH NHÂN U MÔ ĐỆM ĐƯỜNG TIÊU HÓA (GISTS) TẠI BỆNH VIỆN K

Nguyễn Thu Phương1,, Nguyễn Tiến Đức2, Dương Thị Lệ2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: U mô đệm đường tiêu hóa là u trung mô thường gặp nhất của đường tiêu hóa, chiếm 1% các khối u đường tiêu hóa. Khoảng 75-80% GIST có đột biến gen KIT và khoảng 8-10% còn lại có đột biến yếu tố tăng trưởng nguồn gốc tiểu cầu alpha (PDGFRA). Hiện tại, imatinib là điều trị đầu tay tiêu chuẩn với các bệnh nhân GIST tiến triển/ di căn. Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị imatinib ở bệnh nhân u mô đệm dạ dày ruột (GISTs). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 36 bệnh nhân u mô đệm dạ dày ruột điều trị bằng imatinib. Kết quả: Nghiên cứu tiến hành trên 36 bệnh nhân GISTs tiến triển/ di căn. Tuổi trung bình 57.83. 20 bệnh nhân (55.56%) có đột biến gen KIT exon 11, 3 bệnh nhân (8.33%) có đột biến gen KIT exon 9, 1 bệnh nhân có đột biến gen PDGFRA (2.78%). 12 bệnh nhân không có đột biến gen KIT và PDGFRA (Wild – type GISTs) với 5 bệnh nhân sử dụng mẫu máu trong xét nghiệm tìm đột biến gen. Kết quả nghiên cứu cho thấy 5.56% bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn, 44.44% đáp ứng một phần. Tỉ lệ kiểm soát bệnh đạt 99.44%. Phù mi mắt, mệt mỏi và buồn nôn là các tác dụng phụ thường gặp nhất. Tỉ lệ độc tính mức độ 3 – 4 thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ducimetiere F, Lurkin A, Ranchere-Vince D, et al. Incidence of sarcoma histotypes and molecular subtypes in a prospective epidemiological study with central pathology review and molecular testing. PLoS One. 2011; 6(8): e20294. doi:10.1371/journal.pone. 0020294
2. Hirota S, Isozaki K, Moriyama Y, et al. Gain-of-function mutations of c-kit in human gastrointestinal stromal tumors. Science. Jan 23 1998; 279 (5350):577-80. doi:10.1126/science.279. 5350.577
3. Heinrich MC, Corless CL, Duensing A, et al. PDGFRA activating mutations in gastrointestinal stromal tumors. Science. Jan 31 2003;299(5607): 708-10. doi:10.1126/science. 1079666
4. Verweij J, Casali PG, Zalcberg J, et al. Progression-free survival in gastrointestinal stromal tumours with high-dose imatinib: randomised trial. Lancet. Sep 25-Oct 1 2004; 364 (9440): 1127-34. doi:10.1016/S0140-6736(04) 17098-0
5. Kindblom LG, Remotti HE, Aldenborg F, Meis-Kindblom JM. Gastrointestinal pacemaker cell tumor (GIPACT): gastrointestinal stromal tumors show phenotypic characteristics of the interstitial cells of Cajal. Am J Pathol. May 1998; 152(5):1259-69.
6. Demetri GD, von Mehren M, Antonescu CR, et al. NCCN Task Force report: update on the management of patients with gastrointestinal stromal tumors. J Natl Compr Canc Netw. Apr 2010;8 Suppl 2(0 2):S1-41; quiz S42-4. doi: 10.6004/jnccn.2010.0116
7. Fletcher CD, Berman JJ, Corless C, et al. Diagnosis of gastrointestinal stromal tumors: A consensus approach. Hum Pathol. May 2002; 33(5): 459-65. doi:10.1053/hupa. 2002.123545
8. Diệp Bảo Tuấn. Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị bướu mô đệm đường tiêu hóa. Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 2016 2 (GIST)(7)