VAI TRÒ CỦA IGE ĐẶC HIỆU DỊ NGUYÊN TRONG CHẨN ĐOÁN CĂN NGUYÊN MÀY ĐAY MẠN TÍNH

Đỗ Thị Thu Hiền1,2,, Triệu Thị Huyền Trang3
1 Bệnh viện Da Liễu Trung Ương
2 Trường Đại Học Y Dược, Đại học quốc gia Hà Nội
3 Bệnh viện Da Liễu Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm Immunoglobin E đặc hiệu dị nguyên (allergen-specific Immunoglobin E - sIgE) với một số đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng bệnh nhân mày đay mạn tính, từ đó đánh giá vai trò của IgE đặc hiệu dị nguyên trong chẩn đoán căn nguyên mày đay mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán mày đay mạn tính, được chỉ định làm test IgE đặc hiệu dị nguyên và có kết quả loại trừ dương tính chéo với các dị nguyên không đặc hiệu. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kết quả xét nghiệm IgE đặc hiệu với 52 dị nguyên dương tính với ít nhất 01 dị nguyên với bệnh nhân mắc mày đay mạn tính có tiền sử cơ địa dị ứng, có thời gian bị bệnh dưới 1 năm, có tần suất xuất hiện mày đay hàng ngày, triệu chứng ngứa mức độ vừa đến nhiều, có thời gian tồn tại ban da trên 3 giờ, có mức độ phù mạch nhẹ và trung bình, và có xét nghiệm tIgE ≥100 kU/l. Không có mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm IgE đặc hiệu với 52 dị nguyên dương tính với ít nhất 01 dị nguyên với bệnh nhân mày đay mạn tính có xuất hiện triệu chứng phù mạch, số lượng tổn thương trong 24h và công thức bạch cầu, CRPhs, máu lắng, ANA, temptest. Kết luận: Xét nghiệm IgE đặc hiệu dị nguyên có thể giúp dự đoán căn nguyên bệnh mày đay mạn tính trong một số bệnh cảnh lâm sàng, đặc biệt ở bệnh nhân có tiền sử dị ứng và có xét nghiệm IgE toàn phần ≥100 kU/l.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Yadav S, Bajaj AK. MANAGEMENT OF DIFFICULT URTICARIA. Indian J Dermatol. 2009; 54(3): 275-279. doi:10.4103/0019-5154.55641
2. Zuberbier T, Aberer W, Asero R, et al. The EAACI/GA2LEN/EDF/WAO guideline for the definition, classification, diagnosis and management of urticaria. Allergy. 2018;73(7): 1393-1414. doi:10.1111/all.13397
3. Asero R, Tedeschi A, Marzano AV, Cugno M. Chronic urticaria: a focus on pathogenesis. F1000Res. 2017;6. doi:10.12688/ f1000research. 11546.1
4. CHANG ML, CUI C, LIU YH, PEI LC, SHAO B. Analysis of total immunoglobulin E and specific immunoglobulin E of 3,721 patients with allergic disease. Biomed Rep. 2015;3(4):573-577. doi:10.3892/br.2015.455
5. Kulthanan K, Wachirakaphan C. Prevalence and Clinical Characteristics of Chronic Urticaria and Positive Skin Prick Testing to Mites. Acta Dermato-Venereologica. 2008;88(6):584-588. doi: 10.2340/00015555-0546
6. Fox RW. Chronic urticaria and/or angioedema. Clin Rev Allergy Immunol. 2002;23(2):143-145. doi:10.1385/CRIAI:23:2:143
7. N N, B P. A study on serum ig E and AEC in chronic urticaria and correlation between serum ig E and disease activity in chronic urticaria. IP Indian Journal of Clinical and Experimental Dermatology. 5(1):46-50. Accessed February 26, 2024. https://www.ijced.org/article-details/8429
8. Chen Q, Yang X, Ni B, Song Z. Atopy in chronic urticaria: an important yet overlooked issue. Frontiers in Immunology. 2024;15. Accessed February 26, 2024. https://www.frontiersin.org/ journals/immunology/articles/10.3389/fimmu.2024.1279976
9. Ansotegui IJ, Melioli G, Canonica GW, et al. IgE allergy diagnostics and other relevant tests in allergy, a World Allergy Organization position paper. World Allergy Organ J. 2020;13(2):100080. doi:10.1016/j.waojou.2019.100080