TỶ LỆ THÀNH CÔNG CỦA PHÁC ĐỒ CLOTRIMAZOLE LIỀU DUY NHẤT TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM ÂM ĐẠO DO NẤM TRONG THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN MÊKÔNG

Phạm Hùng Cường1,, Nguyễn Thạc Văn1, Bùi Chí Thương1
1 Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm âm đạo do nấm là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Khi mang thai, những thay đổi về tình trạng nội tiết làm cho các thai phụ dễ mắc viêm âm đạo do nấm hơn so với phụ nữ không mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kì. Điều trị viêm âm đạo do nấm thường hiệu quả khi dùng các thuốc nhóm Imidazoles, trong đó Clotrimazole 500 mg liều duy nhất được đánh giá là an toàn đồng thời mang lại hiệu quả cao trong điều trị viêm âm đạo do nấm ở đối tượng phụ nữ có thai. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thành công phác đồ Clotrimazole 500 mg liều duy nhất trong điều trị viêm âm đạo do nấm trong thai kì ở tuổi thai > 12 tuần tại bệnh viện Phụ sản MêKông từ tháng 10/2022 đến tháng 04/2023. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả dọc tiến cứu, tiến hành trên 139 thai phụ có tuổi thai > 12 tuần được chẩn đoán viêm âm đạo do nấm Candida tại bệnh viện Phụ Sản MêKông từ tháng 10/2022 đến tháng 04/2023 được điều trị bằng phác đồ Clotrimazole 500 mg 01 viên đặt âm đạo. Kết quả: Tỷ lệ thành công trong điều trị viêm âm hộ - âm đạo do nấm trong thai kỳ đáp ứng với phác đồ Clotrimazole 500 mg liều duy nhất đặt âm đạo là 82% (KTC 95%: 75,6 – 88,5%). Các yếu tố liên quan đến sự thành công của phác đồ Clotrimazole 500 mg liều duy nhất đặt âm đạo đối với viêm âm đạo do nấm trong thai kỳ: tiền căn chưa từng viêm âm hộ - âm đạo do nấm, triệu chứng ngứa, tuổi thai trong tam cá nguyệt 3. Kết luận: Clotrimazole 500 mg liều duy nhất đặt âm đạo là phác đồ điều trị thuận tiện cho bệnh nhân dễ dàng tuân thủ, tỷ lệ thành công cao. Do đó những thai phụ có hình thái lâm sàng điển hình với triệu chứng ngứa và chưa từng có tiền căn viêm âm đạo do nấm trước đây, có thể điều trị theo kinh nghiệm với Clotrimazole 500 mg liều duy nhất đặt âm đạo cho điều trị đầu tay.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Aguin TJ, Sobel JD. Vulvovaginal candidiasis in prcegnancy. Current infectious disease reports. Jun 2015;17(6):462. doi:10.1007/s11908-015-0462-0
2. CDC. Sexually Transmitted Infections Treatment Guidelines: Vulvovaginal Candidiasis (VVC). Accessed July 22nd, 2021. https://www.cdc.gov /std/treatment-guidelines/candidiasis.htm
3. Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược Huế. Viêm âm đạo - Cổ tử cung. Giáo trình sản phụ khoa - Tập 2. Nhà xuất bản Y học; 2013:493 - 498.
4. Bộ Y Tế. Hội chứng tiết dịch âm đạo. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. 2009: 322-324.
5. WHO - World Heath Organization. Candidiasis. Guidelines for the management of sexually transmitted infections. 2001:54-55.
6. Phan Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Liêm. Các loài Candida spp. gây viêm âm đạo tái phát và độ nhạy với thuốc kháng nấm. Tạp Chí Y Học TPHồ Chí Minh. 2007;11(2):165-169.
7. Lindeque BG, van Niekerk WA. Treatment of vaginal candidiasis in pregnancy with a single clotrimazole 500 mg vaginal pessary. S Afr Med J. 1984 Jan 28;65(4):123-4.
8. Lebherz T, Guess E, Wolfson NJAjoo, gynecology. Efficacy of single-versus multiple-dose clotrimazole therapy in the management of vulvovagfinal candidiasis. 1985;152(7):965-968.