HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM VỚI HIV (PREP) TRÊN NHÓM NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI TẠI CẦN THƠ, NĂM 2022-2023

Ngô Mạnh Vũ1,, Phan Thị Thu Hương1, Nguyễn Anh Tuấn2, Đỗ Thị Nhàn1, Đoàn Thị Thùy Linh1, Nguyễn Hữu Thắng3, Đoàn Thị Nguyệt Minh3, Phạm Thị Hương Giang4
1 Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, Hà Nội
2 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
3 Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội
4 Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) đúng cách làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho nhóm có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Nghiên cứu đã tiến hành theo dõi 484 nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) tham gia điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) năm 2022-2023 tại Cần Thơ. Kết quả chỉ ra rằng, có 346 MSM (71,49%) sử dụng PrEP hàng ngày (Daily-PrEP) và 138 người (28,51%) sử dụng PrEP tình huống (ED-PrEP). Tỷ lệ đối tượng duy trì PrEP ≥3 tháng, ≥6 tháng, ≥9 tháng và ≥12 tháng tương ứng là 74,6%; 65,9%; 54,7% và 48,4%. Nhóm sử dụng ED-PrEP có tỷ lệ duy trì cao hơn so với nhóm Daily-PrEP. Các nguyên nhân chính dừng sử dụng PrEP là do không còn nguy cơ lây nhiễm HIV, mất dấu và chuyển nơi ở. Tỷ lệ người có xét nghiệm HIV dương tính sau 3 tháng sử dụng PrEP là 0,56% (01 trường hợp sử dụng Daily-PrEP và 01 sử dụng ED-PrEP), sau 6 tháng là 0,63% (cả 2 trường hợp đều sử dụng ED-PrEP) và không có đối tượng nào có xét nghiệm HIV dương tính sau 9 và 12 tháng duy trì điều trị. Trong quá trình sử dụng PrEP có các triệu chứng do tác dụng phụ của thuốc xuất hiện trong 3 tháng đầu: 1,7% trường hợp buồn nôn, 1,1% đối tượng choáng váng, nhức đầu; 0,3% có triệu chứng đầy hơi. Trong tương lai cần phải có những chiến lược cụ thể nhằm khắc phục các rào cản như e ngại về tác dụng phụ, vấn đề di chuyển, nhà ở,… để nâng cao tỷ lệ chấp thuận và duy trì điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. UBND thành phố Cần Thơ (2022), Báo cáo số 295/BC-UBND ngày 16 tháng 11 năm2020. Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2020 và nhiệm vụ công tác năm 2021 trên địa bàn thành phố.
2. Bộ Y Tế (2021). Quyết định số 5968/QĐ-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 về việc ban hành Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS. 123.
3. Organization W.H. (2015). Policy brief: pre-exposure prophylaxis (PrEP): WHO expands recommendation on oral pre-exposure prophylaxis of HIV infection (PrEP).
4. Pre-Exposure Prophylaxis (PrEP) | HIV Risk and Prevention | HIV/AIDS | CDC. , accessed: 20/12/2022.
5. Grant R.M., Lama J.R., Anderson P.L. và cộng sự. (2010). Preexposure chemoprophylaxis for HIV prevention in men who have sex with men. N Engl J Med, 363(27), 2587–2599.
6. Wu L., Schumacher C., Chandran A. và cộng sự. (2020). Patterns of PrEP Retention Among HIV Pre-exposure Prophylaxis Users in Baltimore City, Maryland. J Acquir Immune Defic Syndr 1999, 85(5), 593–600.
7. Hoàng Văn Minh (2020), Phương pháp chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu trong nghiên cứu khoa học sức khỏe, Trường Đại học Y tế Công Cộng.
8. Wang H., Wang Z., Huang X. và cộng sự. (2022). Association of HIV Preexposure Prophylaxis Use With HIV Incidence Among Men Who Have Sex With Men in China: A Nonrandomized Controlled Trial. JAMA Netw Open, 5(2), e2148782.
9. Chou R., Evans C., Hoverman A. và cộng sự. (2019). Preexposure Prophylaxis for the Prevention of HIV Infection: Evidence Report and Systematic Review for the US Preventive Services Task Force. JAMA, 321(22), 2214–2230.