ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP BẰNG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SINH SẢN LÊN TỶ LỆ MỔ LẤY THAI TẠI TỈNH CÀ MAU NĂM 2022-2023

Huỳnh Ngọc Linh1,, Nguyễn Thể Tần1
1 Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản lên tỉ lệ mổ lấy thai của nhóm can thiệp và nhóm chứng tại tỉnh Cà Mau năm 2022-2023. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng trên 950 thai phụ tỉnh Cà Mau từ 6/2022-6/2023. Các thai phụ được chia thành 2 nhóm: nhóm chứng (không can thiệp), nhóm can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản. Đánh giá kết quả tỷ lệ mổ lấy thai sau 12 tháng can thiệp. Kết quả: Sau can thiệp, tỷ lệ mổ lấy thai ở nhóm can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản là 36,46% giảm 6,94% so với tỷ lệ mổ lấy thai ở nhóm chứng là 43,4%. Các yếu tố làm giảm tỷ lệ mổ lấy thai có ý nghĩa ở nhóm can thiệp là thai phụ ở thành thị, nội trợ, viên chức, mang thai lần đầu, mang thai đủ tháng. Kết luận: Biện pháp can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản làm giảm tỷ lệ mổ lấy thai sau 12 tháng ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Alina Luca, Vinturache A, Ilea C, Avasiloaiei A, Paduraru L, Carauleanu A, et al (2022), “Birth trauma in preterm spontaneous vaginal and cesarean section deliveries: A 10-years retrospective study”, PLoS ONE, 17(10): e0275726.
2. Mahboubeh Shirzad, (2020), “Effect of “motivational interviewing” and “information, motivation, and behavioral skills” counseling interventions on choosing the mode of delivery in pregnant women: a study protocol for a randomized controlled trial”, Trial, 21, e:970.
3. Song G, Wei YM, Zhu WW, Yang HX (2017), “Cesarean Section Rate in Singleton Primiparae and Related Factors in Beijing, China”, Chinese Medical Journal, 130(20) pp:2395–401.
4. WHO (2018). ”Recommendations non-clinical interventions to reduce unnecessary caesarean sections”, ISBN 978-92-4-155033-8.
5. Xiaoyan X, Zhou Z, Shen S, Lu J, Zhang L, Huang P, et al (2019), “Effect of a two-stage intervention package on the cesarean section rate in Guangzhou, China: A before-and-after study” PLoS Med 16(7):1002846.
6. Yunhui Tang, et al (2020), “Promotion of Pre-natal Education Courses Is associated With Reducing the Rates of Caesarean Section: A Case-Control Study”, Public Health, doi: 10.3389/fpubh.666337.