ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÓ THAI CỦA IUI VÀ MỐI LIÊN QUAN TỪ CÁC THÔNG SỐ TINH DỊCH VỚI KẾT QUẢ IUI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2019 – 2020

Nguyễn Thị Thu Hiền1,, Nguyễn Thị Tân1, Trần Thị Bích Thảo1
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả có thai của IUI và mối liên quan từ các thông số tinh dịch với kết quả IUI tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2019 – 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Tỷ lệ có thai lâm sàng theo số chu kỳ IUI là 14,6%; theo tổng số bệnh nhân là 17%. Các yếu tố liên quan đến kết quả IUI: Tỷ lệ tinh trùng có hình thái bình thường cao làm tăng tỷ lệ có thai (gấp 19,5 lần). IUI hiệu quả thấp khi mẫu có tổng số tinh trùng di động trước lọc < 10 triệu, tỷ lệ hình thái tinh trùng bình thường < 4%, tổng số tinh trùng di động sau lọc rửa < 5 triệu. Trường hợp có hình thái tinh trùng bình thường < 4% nhưng tổng số tinh trùng di động cao thì khả năng có thai sau IUI vẫn cao (2 trường hợp đều có thai). Kết luận: Kỹ thuật IUI tương đối đơn giản, khá an toàn, hiệu quả tương đối cao và chi phí thấp hơn so với các kỹ thuật khác nên có thể áp dụng rộng rãi và đúng chỉ định. Hình thái tinh trùng bình thường thường ≥ 4%, tổng số tinh trùng di động trước lọc rửa ≥ 10 triệu thì khả năng IUI thành công cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Mascarenhas MN., Flaxman SR., Boerma T. et al. National, Regional, and Global Trends in Infertility Prevalence since 1990: A Systematic Analysis of 277 Health Surveys. PLOS Med. 2012; 9(12):1013-1056.
2. Nguyễn Khắc Liêu. Đại cương về vô sinh, Bài giảng sản phụ khoa, Bộ môn phụ sản trường Đại Học Y Hà Nội. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.1999; 311-316.
3. Lê Trọng Tuấn và cộng sự. Nghiên cứu đánh giá kết quả bước đầu của phương pháp thụ tinh nhân tạo tại phòng khám hiếm muộn Bệnh viện Đại học Y. Y học thực hành. 2013; 896(3):16-18.
4. Bùi Thị Thanh Tuyền. Nghiên cứu mối liên quan giữa số lượng và chất lượng tinh trùng trước và sau lọc rửa với tỉ lệ có thai của kỹ thuật IUI tại Bệnh viện trường Đại học y Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Y khoa. Trường Đại học Y Hà Nội. 2016.
5. Kleppe M., van Hooff MH., Rhemrev JP. Effect of total motile sperm count in intra-uterine insemination on ongoing pregnancy rate. Andrologia. 2014; 46(10), 1183-1188
6. Nikbakht R., Saharkhiz N. The influence of sperm morphology, total motile sperm count of semen and the number of motile sperm inseminated in sperm samples on the success of intrauterine insemination. Int J Fertil Steril. 2011; 5(3):168-73.
7. Lê Minh Châu. Nghiên cứu mối liên quan giữa chất lượng tinh trùng sau lọc rửa và tỷ lệ có thai bằng phương pháp bơm tình trùng vào buồng tử cung. Luận văn thạc sĩ Y khoa. Trường Đại học y Hà Nội. 2002.
8. Nguyễn Xuân Bái. Nghiên cứu mối liên quan giữa số lượng, chất lượng tinh trùng với kết quả điều trị vô sinh bằng kỹ thuật IUI. Trung tâm công nghệ Phôi - Học viên Quân Y. Tạp chí Y học Việt Nam. 2012; 12(1): 64-67.
9. Luco SM., Agbo C., Behr B. et al. The evaluation of pre and post processing semen analysis parameters at the time of intrauterine insemination in couples diagnosed with male factor infertility and pregnancy rates based on stimulation agent. A retrospective cohort study. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol. 2014; 179:159-162.
10. Koyun Ok et al, The effect of post-wash total progressive motile sperm count and semen volume on pregnancy outcomes in intrauterine insemination cycles. J Turk Ger Gynecol Assoc. 2013; 14(3):142-5.