HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP, ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHÒNG KHÁM Y HỌC GIA ĐÌNH BỆNH VIỆN LÊ VĂN THỊNH

Trần Đức Sĩ1,, Phan Chung Thuỳ Lynh1,2, Trần Văn Khanh2, Nhâm Thanh Thúy2, Nguyễn Trọng Hữu2
1 Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Lê Văn Thịnh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mô hình bệnh tật ở nước ta đang thay đổi với sự gia tăng của các bệnh mạn tính không lây nhiễm, nhất là trên người cao tuổi, làm tăng gánh nặng bệnh tật cho người bệnh, gia đình và xã hội. Quản lý bệnh mạn tính không lây tại tuyến cơ sở qua mô hình phòng khám bác sĩ gia đình là giải pháp vừa giảm tải cho bệnh viện tuyến trên, vừa góp phần quản lý và chăm sóc sức khỏe dài hạn cho người cao tuổi. Mục tiêu: Khảo sát quản lý bệnh mạn tính không lây thường gặp cho người cao tuổi ở Phòng khám Bác sĩ gia đình Bệnh viện Lê Văn Thịnh năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, tất cả người cao tuổi đến khám tại Phòng khám Bác sĩ gia đình Bệnh viện Lê Văn Thịnh năm 2022 mắc một bệnh hay đồng mắc Tăng huyết áp, Đái tháo đường týp 2, Bệnh tim thiếu máu cục bộ. Kết quả: Tổng số người cao tuổi đến khám năm 2022 là 4713 người, trong đó có 3506 người (74,4%) mắc một bệnh hay đồng mắc Tăng huyết áp, Đái tháo đường týp 2, Bệnh tim thiếu máu cục bộ. Tỷ lệ có tái khám theo hẹn 85%. Đa số bệnh nhân đạt mục tiêu huyết áp, đường huyết và không có cơn đau thắt ngực trong năm. Tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng là 3,8%. Kết luận: Khảo sát cho thấy tỷ lệ các bệnh Tăng huyết áp, Đái tháo đường týp 2, Bệnh tim thiếu máu cục bộ chiếm ưu thế. Đa số bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị, tỷ lệ biến chứng thấp dù số tái khám chưa đều còn nhiều.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2019), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm (Ban hành kèm theo Quyết định số 5904/QĐ-BYT ngày 20 tháng 12 năm 2019). Hà Nội - Tài liệu hướng dẫn của Bộ Y Tế.
2. Nguyễn Thị Tố Uyên (2023), "Kết quả quản lý điều trị bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi tại Trung tâm y tế Huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên", Tạp chí Y học Việt Nam. 524(1A), tr. 24-29.
3. Lương Thị Thu Giang (2022), "Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở người cao tuổi bị tăng huyết áp tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng, năm 2021", Tạp chí Y học dự phòng. 32(5), tr. 30-36.
4. Muli S., Meisinger, C., Heier, M. et al (2020), "Prevalence, awareness, treatment, and control of hypertension in older people: results from the population-based KORA-age 1 study", BMC Public Health. 20, p. 1049-1058.
5. Bùi Thị Thu Huyền (2022), Thực trạng quản lý điều trị ngoại trú bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2021. Tạp chí Y học dự phòng. 32(1): tr. 237-244.
6. Sri Hari TY et al (2021), "A study of risk factors and complications in elderly hypertensive subjects", Journal of Family Medicine and Primary Care | Published by Wolters Kluwer - Medknow. 10, p. 2230-2234.
7. Huang HS et al (2014), "Rates of Complications and Mortality in Older Patients With Diabetes Mellitus The Diabetes and Aging Study", JAMA Intern Med. 174(2), p. 251-258.
8. Nguyễn Thị Mười, Tạ Văn Trầm (2023), "Thực trạng quản lý người bệnh đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Tiền Giang", Tạp chí Y học Việt Nam. 525(1B), tr. 112-116.