MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI MỨC ĐỘ GAN NHIỄM MỠ Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Nguyễn Công Long1,2, Lê Phú Tài1,, Lê Thị Hoa3, Đoàn Thị Ngọc Hà1, Nguyễn Văn Hiếu1
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố liên quan đến mức độ gan nhiễm mỡ không do rượu trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An từ tháng 07/2022 đến tháng 06/2023.Đối tượng và phương pháp: 262 bệnh nhân đái tháo đường type 2 được chẩn đoán xác định gan nhiễm mỡ không do rượu dựa vào lâm sàng và kết quả siêu âm. Tất cả bệnh nhân được khai thác thông tin về đặc điểm chung, các biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm máu. Kết quả: Trong 262 bệnh nhân, chủ yếu gan nhiễm mỡ mức độ I với 82,4%, tiếp theo là độ II 16%, chỉ có 4 bệnh nhân mức độ III. Mức độ gan nhiễm mỡ có mối liên quan với chỉ số BMI (BMI ≥ 23, OR=2,6, p=0,02), nồng độ triglycerid (Triglycerid ≥ 1,7 mmol/l, OR=2,3, p=0,01), nồng độ LDL-C (LDL-C ≥ 1,03 mmol/l, OR=2,6, p=0,02). Không có sự khác biệt giữa mức độ gan nhiễm mỡ và tuổi, giới, tiền sử bệnh, hội chứng chuyển hóa, nồng độ cholesterol toàn phần, AST, ALT.Kết luận: Chỉ số BMI, nồng độ triglycerid, nồng độ LDL-C có mối liên quan với mức độ gan nhiễm mỡ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Younossi ZM, Golabi P, de Avila L, et al. The global epidemiology of NAFLD and NASH in patients with type 2 diabetes: a systematic review and meta-analysis. Journal of hepatology. 2019;71(4):793-801.
2. Chalasani N, Younossi Z, Lavine JE, et al. The diagnosis and management of nonalcoholic fatty liver disease: practice guidance from the American Association for the Study of Liver Diseases. Hepatology. 2018;67(1):328-357.
3. Trần Thị Khánh Tường. Yếu tố nguy cơ dự đoán xơ hóa gan tiến triển trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Tạp chí Y dược lâm sàng 108. 2020;15(4):67-72.
4. Asia Muhammad N. Non-Alcoholic Fatty Liver Disease, an Overview. Integr Med (Encinitas). 2019;18(2):42-49.
5. Chitturi S, Farrell GC, Hashimoto E, et al. Non‐alcoholic fatty liver disease in the Asia–Pacific region: Definitions and overview of proposed guidelines. Journal of gastroenterology and hepatology. 2007;22(6):778-787.
6. Trang VTT. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số xét nghiệm, siêu âm và mô bệnh học bệnh gan nhiễm mỡ. Luận án Tiến sỹ y học. Hà Nội, Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108; 2019.
7. Noureddin M, Lam J, Peterson MR, et al. Utility of magnetic resonance imaging versus histology for quantifying changes in liver fat in nonalcoholic fatty liver disease trials. Hepatology. 2013;58(6):1930-1940.
8. Seto WK, Yuen MF. Nonalcoholic fatty liver disease in Asia: emerging perspectives. Journal of gastroenterology. 2017;52(2):164-174.