ĐẶC ĐIỂM BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI PHÁT HIỆN QUA KHẢO SÁT CHỈ SỐ HUYẾT ÁP CỔ CHÂN-CÁNH TAY TRÊN NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

Nguyễn Quang Cảnh1, Nguyễn Thị Ngọc Bích2,3, Nguyễn Văn Sĩ2,
1 Bệnh viện 7A
2 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh lý tim mạch với tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ, suy thận, bệnh lý mạch máu do xơ vữa trong đó có bệnh động mạch chi dưới. Người có bệnh động mạch chi dưới có tăng nguy cơ mắc biến cố tim mạch cao 1,05-3,77 so với nhóm không bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ phát hiện bệnh lý này còn thấp mặc dù có nhiều phương pháp chẩn đoán, trong đó bao gồm đánh giá chỉ số huyết áp cổ chân-cánh tay. Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ và mô tả đặc điểm bệnh động mạch chi dưới dựa trên chỉ số huyết áp cổ chân-cánh tay trên người bệnh tăng huyết áp. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 210 người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nhân dân Gia Định. Đo chỉ số huyết áp cổ chân-cánh tay được thực hiện lúc người bệnh nghỉ ngơi (ít nhất 10 phút) ở tư thế nằm ngửa, bằng kỹ thuật Doppler và ngưỡng cắt sử dụng để chẩn đoán là 0,9. Kết quả: Tỷ lệ bệnh động mạch chi dưới theo chỉ số huyết áp cổ chân-cánh tay là 26,2%. Tỷ lệ hẹp nhẹ-trung bình động mạch chi dưới là 26,2% và không có trường hợp hẹp nặng động mạch chi dưới. Tỷ lệ bệnh động mạch ngoại biên ở chân phải, chân trái và cả 2 chân lần lượt là 25,5%, 21,8% và 52,7%. Kết luận: Người bệnh tăng huyết áp có tần suất đáng kể mắc bệnh động mạch chi dưới. Việc áp dụng đo chỉ số huyết áp cổ chân-cánh tay để chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới ở khu vực phòng khám là lựa chọn phù hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Organization W H. Global Health Estimates 2019: Deaths by Cause, Age, Sex, by Country and by Region, 2000-2019. Geneva; 2020. 2021.
2. Diehm C, Lange S, Darius H, et al. Association of low ankle brachial index with high mortality in primary care. Eur Heart J. Jul 2006;27(14):1743-9. doi:10.1093/eurheartj/ehl092.
3. Gerhard-Herman M D, Gornik H L, Barrett C, et al. 2016 AHA/ACC guideline on the management of patients with lower extremity peripheral artery disease: executive summary: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines. 2017;69(11):1465-1508.
4. Huỳnh Kim Phượng, Võ Thị Quế Chi. Khảo sát tỷ lệ bệnh động mạch chi dưới ở người trên 40 tuổi có và không có đái tháo đường bằng chỉ số huyết áp cổ chân - cánh tay. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam. 2016; (75+76), 112–122.
5. Rooke T W, Hirsch A T, Misra S, et al. 2011 ACCF/AHA focused update of the guideline for the management of patients with peripheral artery disease (updating the 2005 guideline) a report of the American College of Cardiology Foundation/ American Heart Association Task Force on practice guidelines. 2011;58(19):2020-2045.
6. Itoga N K, Tawfik D S, Lee C K, et al. Association of Blood Pressure Measurements With Peripheral Artery Disease Events. Circulation. Oct 23 2018;138(17): 1805-1814. doi: 10.1161/ circulationaha.118.033348
7. Nguyễn Thị Út. Khảo sát chỉ số huyết áp cổ chân - cánh tay trên người bệnh nhồi máu não tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Luận văn bác sĩ chuyên khoa II. 2018: 90.
8. Newman A B, Sutton-Tyrrell K, Vogt M T, et al. Morbidity and mortality in hypertensive adults with a low ankle/arm blood pressure index. Jama. Jul 28 1993;270(4):487-9.
9. Farkas K, Járai Z, Kolossváry E, et al. High prevalence of peripheral arterial disease in hypertensive patients: the Evaluation of Ankle-Brachial Index in Hungarian Hypertensives screening program. J Hypertens. Aug 2012; 30 (8): 1526-32. doi: 10.1097/ HJH.0b013e3283559a6a
10. Lê Thị Hà Giang. Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân-cánh tay (ABI) ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện A Thái Nguyên. 2013. Luận văn thạc sĩ Y học. Đại học Y dược Thái Nguyên.