KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HẠ KALI MÁU Ở BỆNH NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Trương Phi Hùng1,2,
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Nhồi máu cơ tim cấp thường gây biến chứng rối loạn nhịp nguy hiểm trong những giờ đầu tiên, đặc biệt là nhanh thất, rung thất. Rối loạn điện giải, đặc biệt hạ kali máu có liên quan đến rối loạn nhịp thất. Tuy nhiên tại Việt Nam, các nghiên cứu về hạ kali máu trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp còn hạn chế. Mục tiêu: Xác định các yếu tố liên quan đến hạ kali máu ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Đối tượng: Những bệnh nhân nhồi máu cơ tim nhập viện tại khoa Tim Mạch Can Thiệp, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 05/2023 đến tháng 09/2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận 155 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 65,1 ± 12,1, tỉ lệ nam giới ưu thế (71,6%). Tiền căn bệnh lý thường gặp nhất là tăng huyết áp (69,7%), đái tháo đường (38,2%), rối loạn lipid máu (41,3%) và hội chứng vành mạn (21,9%). Tỉ lệ sử dụng các thuốc có nguy cơ hạ kali máu lần lượt là lợi tiểu mất kali (16,8%), insulin (11,6%), đồng vận beta 2 (5,2%). Tỉ lệ hạ kali máu trong dân số là 34,2% trong đó hạ kali máu nhẹ chiếm ưu thế (64,2%), hạ kali máu trung bình (28,3%) và mức độ nặng là 7,5%. Có 2 yếu tố lâm sàng liên quan đến hạ kali máu trong nghiên cứu là nôn ói (OR 2,86 KTC 95% 1,17 – 6,97) và sử dụng lợi tiểu mất kali (OR 2,99 KTC 95% 1,12 – 7,92). Kết luận:  Tỉ lệ hạ kali máu ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp là 34,2% trong đó đa số là hạ kali máu mức độ nhẹ. Nôn ói và sử dụng lợi tiểu mất kali là 2 yếu tố được ghi nhận có liên quan đến hạ kali máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ibanez B, James S, Agewall S, et al. 2017 ESC Guidelines for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation: The Task Force for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation of the European Society of Cardiology (ESC). European Heart Journal. 2018;39(2):119-177. doi:10.1093/eurheartj/ehx393
2. Patel RB, Tannenbaum S, Viana-Tejedor A, et al. Serum potassium levels, cardiac arrhythmias, and mortality following non-ST-elevation myocardial infarction or unstable angina: insights from MERLIN-TIMI 36. European heart journal Acute cardiovascular care. Feb 2017;6(1):18-25. doi:10.1177/2048872615624241
3. Colombo MG, Kirchberger I, Amann U, Dinser L, Meisinger C. Association of serum potassium concentration with mortality and ventricular arrhythmias in patients with acute myocardial infarction: A systematic review and meta-analysis. European Journal of Preventive Cardiology. 2018;25(6): 576-595. doi:10.1177/ 2047487318759694
4. Trần Việt A, Phạm Mạnh H. Khảo sát tình trạng điện giải máu lúc nhập viện ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 06/01 2019;(88):83-89.
5. Goyal A, Spertus JA, Gosch K, et al. Serum potassium levels and mortality in acute myocardial infarction. Jama. Jan 11 2012;307(2):157-64. doi:10.1001/jama.2011.1967
6. Ravn Jacobsen M, Jabbari R, Glinge C, et al. Potassium Disturbances and Risk of Ventricular Fibrillation Among Patients With ST-Segment-Elevation Myocardial Infarction. Journal of the American Heart Association. Feb 18 2020;9(4):e014160. doi:10.1161/jaha.119.014160
7. Shilpa Patil SG, Piyush Prajapati, Shivraj Afzalpurkar, Omkar Patil, Mohit Khatri. A study of electrolyte imbalance in acute myocardial infarction patients at a tertiary care hospital in western Maharashtra. International Journal of Contemporary Medical Research 2016;3(12): 3568-3571.