MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI BIỂU MÔ TUYẾN DI CĂN NÃO CÓ ĐỘT BIẾN EGFR TẠI BỆNH VIỆN K

Đỗ Anh Tú1,, Vũ Huyền Trang1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư phổi biểu mô tuyến di căn não có đột biến EGFR tại bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 66 bệnh nhân ung thư phổi biểu mô tuyến di căn não có đột biến EGFR (del exon 19 hoặc L858R exon 21) được điều trị bằng TKIs thế hệ 1 tại bệnh viện K từ tháng 10/2015 đến tháng 1/2021.  Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 55 ± 10,6 tuổi, hút thuốc lá/không hút =1/2, nam/nữ =1/1. Phần lớn bệnh nhân có chỉ số toàn trạng tốt PS 0-1 = 89%. Các triệu chứng cơ năng thường gặp là ho kéo dài (45,5%), đau ngực (42,4%), khó thở (19,7%) và đau đầu (18,2%). Các triệu chứng/hội chứng thần kinh thường gặp là hội chứng tăng áp lực nội sọ (31,8%), liệt vận động (6,1%), liệt thần kinh sọ (1,5%) và co giật (4,5%). Đặc điểm khối u nguyên phát đa phần có kích thước từ 3-7cm. Đặc điểm tổn thương di căn não: đa số di căn 2-3 ổ và kích thước từ 1,1-2cm. Đặc điểm di căn ngoài não: 74,2% bệnh nhân có di căn ngoài não. Các vị trí di căn ngoài não thường gặp nhất là xương và màng phổi.  Kết luận: Tuổi trung bình là 55 tuổi, phần lớn bệnh nhân có thể trạng tốt, ho kéo dài là triệu chứng cơ năng thường gặp nhất. Hội chứng tăng áp lực nội sọ là dấu hiệu thần kinh thường gặp nhất. Đa số bệnh nhân có di căn cả tại não và ngoài não.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung, H. et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA. Cancer J. Clin. 71, 209–249 (2021).
2. Tamura, T. et al. Specific organ metastases and survival in metastatic non‑small‑cell lung cancer. Mol. Clin. Oncol. 3, 217–221 (2015).
3. Lê Thu Hà, Trần Văn Thuấn. Đáp ứng thuốc Erlotinib trong điều trị bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn. Tạp Chí Học Thực Hành 993, 53–55 (2016).
4. Nguyễn Minh Hà, Trần Vân Khánh, Tạ Thành Văn và CS. Erlotinib bước một trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến gen EGFR. Tạp Chí Nghiên Cứu Học 91–94 (2014).
5. Nghiêm Trần Vượng. Đánh giá kết quả Erlotinib bước 1 trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV có đột biến EGFR. Luận Văn Thạc Sĩ Học Đại Học Hà Nội (2020).
6. Nguyễn Thị Thanh Huyền. Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não đột biến EGFR bằng Erlotinib có hoặc không kết hợp với xạ trị tại não (2018).
7. Gridelli, C. & Rossi, A. EURTAC first-line phase III randomized study in advanced non-small cell lung cancer: Erlotinib works also in European population. J. Thorac. Dis. 4, 219–220 (2012).
8. Jiang, T. et al. EGFR TKIs plus WBRT Demonstrated No Survival Benefit Other Than That of TKIs Alone in Patients with NSCLC and EGFR Mutation and Brain Metastases. J. Thorac. Oncol. 11, 1718–1728 (2016).