NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHÂN ĐAU ĐẦU MIGRAINE

Nguyễn Văn Quân1,, Võ Hồng Khôi2,3,4, Nguyễn Thị Nga5
1 Bệnh Viện Đa khoa Cửa Đông Nghệ An
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Trường Đại học Y Hà Nội
4 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội
5 Trường Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, đánh giá mức độ khuyết tật và chất lượng cuộc sống (bằng thang điểm MIDAS và HIT-6) ở bệnh nhân đau đầu Migraine. Đối tượng nghiên cứu: 42 bệnh nhân đau đầu Migraine được chẩn đoán và điều trị tại Khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông từ tháng 2/2023 đến tháng 10/2023. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 41,33±11,34 tuổi, nữ giới chiếm 73,8%. Số cơn đau trung bình tháng gần nhất là 3,43±1,3 cơn, cường độ đau trung bình theo thang điểm VAS là 6,69±0.86 điểm (trong đó có 57,1% bệnh nhân thường xuyên đau nặng). Có 23,8% bệnh nhân có các dấu hiệu thoáng báo chủ yếu các triệu chứng thị giác. Một số yếu tố thuận lợi gây cơn bao gồm: thời tiết (35,7%), lo lắng căng thẳng (33,3%), giấc ngủ (33,3%), ánh sáng và tiếng ồn (30,9%). Có 38,8% bệnh nhân nữ ghi nhận các cơn đau có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Điểm MIDAS trung bình là 28,90±8,02 điểm, trong đó tỷ lệ khuyết tật nặng (MIDAS > 21 điểm) chiếm 78,6%, khuyết tật trung bình (MIDAS 11-20 điểm) chiếm 21,4%. Điểm HIT-6 trung bình là 61,48±5,01 điểm; có 69% bệnh nhân ảnh hưởng nặng đến chất lượng cuộc sống, 16,7% ảnh hưởng trung bình và 14,3% ảnh hưởng ít. Kết luận: Migraine là bệnh lý thường gặp ở nữ giới trẻ tuổi với nhiều cơn đau đầu mức độ nặng, triệu chứng trong cơn đa dạng. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và có mức độ khuyết tật nặng nề.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Arnold M. Headache Classification Committee of the International Headache Society (IHS) The International Classification of Headache Disorders, 3rd edition. Cephalalgia. 2018;38(1):1-211.
2. Zhang N, Robbins MS. Migraine. Ann Intern Med. 2023;176(1):ITC1-ITC16.
3. Lipton RB, Stewart WF, Diamond S, Diamond ML, Reed M. Prevalence and Burden of Migraine in the United States: Data From the American Migraine Study II. Headache: The Journal of Head and Face Pain. 2001;41(7):646-657.
4. Sacco S, Harriott AM, Ayata C, et al. Microembolism and Other Links Between Migraine and Stroke: Clinical and Pathophysiologic Update. Neurology. 2023;100(15):716-726.
5. Park JW, Chu MK, Kim JM, Park SG, Cho SJ. Analysis of Trigger Factors in Episodic Migraineurs Using a Smartphone Headache Diary Applications. PLoS One. 2016;11(2):e0149577.
6. Sun S, Liu C, Jia Y, et al. Association Between Migraine Complicated With Restless Legs Syndrome and Vitamin D. Front Neurol. 2021;12:777721.
7. Agosti R, Parzini C, Findling O, et al. Prevalence and Burden of Migraine in Switzerland: Cross-Sectional Study in ten Specialised Headache Centres from the BECOME Study. Pain Ther. 2023;12(2):575-591.
8. Su P, Liu YC, Lin HC. Risk factors for the recurrence of post-semicircular canal benign paroxysmal positional vertigo after canalith repositioning. J Neurol. 2016;263(1):45-51.
9. Burow P, Meyer A, Naegel S, Watzke S, Zierz S, Kraya T. Headache and migraine in mitochondrial disease and its impact on life—results from a cross-sectional, questionnaire-based study. Acta Neurol Belg. 2021;121(5):1151-1156.
10. Vũ Anh Nhị, Nguyễn Thái Mỹ Phương (2014). Đặc Điểm Lâm Sàng và Đáp Ứng Điều Trị ở Bệnh Nhân Đau Đầu Migraine Mạn tính_Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ Bản Của Số 1.