SỰ GẮN KẾT TRONG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM

Nguyễn Thị Hồng Minh1, Nguyễn Quế Trân1, Võ Thị Hồng Nhẩn1, Đặng Anh Long1, Đỗ Thị Nam Phương1, Đặng Thị Bảo Trân1, Lê Thị Ngọc Liên1, Vũ Thị Thúy Nhài1, Lê Hoàng Phúc1, Nguyễn Thị Thu Hảo1, Nguyễn Thị Thảo Linh1, Nguyễn Thị Bích Ngọc1, Nguyễn Đức Nguyệt Quỳnh1, Trần Thị Thanh Tâm1,
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT[1]


Đặt vấn đề: gắn kết trong công việc là một trạng thái bền vững về cảm xúc, nhận thức và động lực tích cực với công việc đang thực hiện, được đo lường bằng ba nhóm yếu tố là sự say mê, sự cống hiến và sự nỗ lực. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện bằng khảo sát tự điền trên 1690 nhân viên y tế (NVYT) làm việc toàn thời gian tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM bằng bộ câu hỏi gắn kết công việc Utrecht work engagement scale (UWES) phiên bản tiếng việt với mục tiêu xác định điểm số gắn kết công việc của nhân viên y tế và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Kết quả: điểm trung bình UWES của NVYT là 3,90 (ĐLC= 0,91), nhóm yếu tố có điểm số thấp nhất là sự say mê công việc (3,45 ± 1,05). Các yếu tố liên quan đến UWES (p<0,05) là giới, độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc và cảm xúc nghề nghiệp. Kết luận: Điểm gắn kết công việc của nhân viên y tế đang làm việc tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM ở mức khá. Các yếu tố liên quan đến gắn kết công việc là giới, độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc và cảm xúc nghề nghiệp. Cần có các hoạt động chung nhằm thúc đẩy sự say mê trong công việc, gắn kết nhân viên với đơn vị.


 


Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Alkorashy H, Alanazi M. Personal and Job-Related Factors Influencing the Work Engagement of Hospital Nurses: A Cross-Sectional Study from Saudi Arabia. Healthcare (Basel). 2023;11(4):572. Published 2023 Feb 15.
2. Bakertzis E, Myloni B. Profession as a major drive of work engagement and its effects on job performance among healthcare employees in Greece: A comparative analysis among doctors, nurses and administrative staff. Health Serv Manage Res. 2021;34(2):80-91
3. Kahn, W. Psychological conditions of personal engagement and disengagement at work. Academy of Management Journal, 1990, 33(4), 692-724
4. Porter M, Wang J. Personal Resources and Work Engagement: A Literature Review. J Contin Educ Nurs. 2022;53(3): 115-121. doi:10.3928/ 00220124-20220210-06
5. Sanclemente-Vinue I, Elboj-Saso C, Iñiguez-Berrozpe T. The voice of nurses as a means to promote job engagement. Rev Lat Am Enfermagem. 2019;27:e3208. Published 2019 Oct 28. doi:10.1590/1518-8345.3193.3208
6. Scaccia A. Emergency department leaders and levels of engagement among their nursing staff. Emerg Nurse. 2019; 27(2):37-41. doi:10. 7748/en.2019.e1894
7. Schaufeli, W. B., & Bakker, A. B. Job demands, job resources, and their relationship with burnout and engagement: a multi-sample study. 2004; 25(3), 293-315. doi:https://doi.org/ 10.1002/job.248
8. Trần Thị Minh Đức. Thích ứng thang đo sự gắn kết với công việc trên người lao động trẻ Việt Nam. Tạp chí Tâm lý học. 2017;8(221): 17 - 28