MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG LO ÂU VỚI TẬT CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ KHÁC CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI ĐẠI HỌC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng rối loạn lo âu với tật cận thị và một số yếu tố liên quan khác ở nhóm đối tượng sinh viên năm cuối đại học. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 240 sinh viên năm cuối đang học tại Đại học Vinh, thời gian lấy số liệu từ tháng 8 năm 2023 đến tháng 12 năm 2023. Tình trạng rối loạn lo âu được đánh giá thông qua thang đo tự đánh giá lo âu Zung. Xác định tật cận thị và độ cận dựa trên lần khám định kỳ gần nhất. Kết quả: trong 240 đối tượng nghiên cứu có 12,5% sinh viên đại học có biểu hiện rối loạn lo âu (10,4% mức độ nhẹ, 1,3% mức độ vừa và 0,8% mức độ nặng). Có 50,4% đối tượng mắc tật cận thị (35,4% cận nhẹ, 12,9% cận vừa và 2,1% cận nặng). Có mối liên quan giữa rối loạn lo âu với tình trạng bị cận thị của sinh viên (OR=3,08; 95%CI: 1,31-7,24;p<0,01), tình trạng sống một mình hay cùng người thân/bạn bè (OR=2,49, 95%CI: 1,23-5,49; p<0,01) và tiền sử gia đình có người thân mức độ một bị mắc rối loạn tâm thần hay không (OR=6,31; 95%CI:1,59-24,99; p<0,05). Kết luận: Tình trạng lo âu có mối liên quan với tật cận thị, tình trạng sinh sống và tiền sử gia đình của sinh viên năm cuối đại học
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rối loạn lo âu; Cận thị; Yếu tố khác.
Tài liệu tham khảo
2. World Health Organization (2023) World report on vision: Blindness and vision impairment, https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/blindness-and-visual-impairment
3. Li Q., Yang J., He Y., et al. (2020) Investigation of the psychological health of first‐year high school students with myopia in Guangzhou. Brain and behavior, 10(4), e01594.
4. Ramón-Arbués E., Gea-Caballero V., Granada-López J. M., et al. (2020) The prevalence of depression, anxiety and stress and their associated factors in college students. International journal of environmental research and public health, 17(19), 7001.
5. Hashemi A., Hashemi H., Jamali A., et al. (2024) The association between visual impairment and mental disorders. Scientific Reports,14(1), 1-9.
6. Li Z., Wei J., Lu S., et al. (2023) Association between myopia and anxiety: a cross-sectional study based on Chinese university freshmen. Annals of Translational Medicine, 11(8).
7. Zung, W. (1971) A rating instrument for anxiety disorders. Psychosomatics. 12(6), 371-79.
8. Millodot M. (2017) Dictionary of optometry and vision science. Elsevier Health Sciences.
9. Sadock B.J. (2015) Kaplan & Sadock's synopsis of psychiatry: behavioral sciences/clinical psychiatry. Philadelphia, PA: Wolters Kluwer.
10. Zhang H., Gao H., Zhu Y., et al. (2021) Relationship between myopia and other risk factors with anxiety and depression among Chinese university freshmen during the COVID-19 pandemic. Frontiers in Public Health, 9, 774237.