DỰ ĐỊNH KẾT HÔN LẦN ĐẦU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN NĂM CUỐI ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mức sinh thấp là một trong những nguyên nhân cốt lõi trong xu hướng già hóa gia tăng trên toàn cầu và tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có mức sinh thấp nhất cả nước trong nhiều thập kỷ qua, và kết hôn lần đầu ở độ tuổi thích hợp là yếu tố rất quan trọng trong việc quy trì ổn định mức sinh. Nghiên cứu cắt ngang khảo sát 1.730 sinh viên năm cuối tại 3 trường đại học lớn tại thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2023. Hồi quy tuyến tính được sử dụng để xác định các yếu tố liên quan đến tuổi dự định kết hôn lần đầu. Nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ sinh viên có dự định kết hôn là 64,2%, đáng chú ý có đến gần 1/3 sinh viên dự định không kết hôn hoặc không nghĩ tới điều đó. Sinh viên dự định kết hôn lần đầu lúc 28,9 tuổi, nam trễ hơn nữ là 1,3 năm. Tuổi, giới, tình trạng có người yêu, ngành học và thời gian đào tạo là các yếu tố mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tuổi dự định kết hôn lần đầu. Tóm lại, sinh viên năm cuối tại các trường đại học tại TP.HCM có dự định kết hôn khá trễ so với mức trung bình chung của cả nước. Các bạn chờ đợi đủ tài chính và chín chắn thì mới quyết định kết hôn, đó có thể là lý do chính cho việc kết hôn muộn ở nhóm học vấn cao. Kết hôn muộn mang lại nhiều hệ lụy về sức khỏe cá nhân và giảm mức sinh cộng đồng, các chương trình truyền thông Dân số và Sức khỏe sinh sản cần chú trọng hơn đến đối tượng này nhằm khuyến khích kết hôn sớm hơn so với dự định.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
dự định kết hôn lần đầu, sinh viên năm cuối, TP.HCM, mức sinh thấp, già hóa
Tài liệu tham khảo
2. Grant J, Hoorens S, Sivadasan S, Loo MV, Davanzo J, Hale L, Butz W. Trends in European fertility: should Europe try to increase its fertility rate...or just manage the consequences? Int J Androl. Feb 2006;29(1):17-24. doi:10.1111/j.1365-2605.2005.00634.x
3. Phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030" (Thủ tướng Chính phủ) (2020).
4. Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương. Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019. 2019. 12/2019.
5. Mogilevkina I, Stern J, Melnik D, Getsko E, Tyden T. Ukrainian medical students' attitudes to parenthood and knowledge of fertility. Eur J Contracept Reprod Health Care. 2016;21(2):189-94. doi:10.3109/13625187.2015.1130221
6. Tổng cục thống kê. Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2021. 2022.
7. Kim Vân. TP.Hồ Chí Minh: Báo động mức sinh thấp nhất nước, già hóa dân số tăng. Accessed 5/11/2023, https://dansohcm.gov.vn/tin-chuyen-nghanh/7469/tp-hcm-bao-dong-muc-sinh-thap-nhat-nuoc-gia-hoa-dan-tang/
8. Tổng cục thống kê. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu phân theo giới tính và theo thành thị, nông thôn. Accessed 4/11/2023, 2023. https://www. gso.gov.vn/px-web-2/?pxid=V0229& theme=D%C3%A2n%20s%E1%BB%91%20v%C3%A0%20lao%20%C4%91%E1%BB%99ng
9. Nguyen Thanh Binh. Age at First Marriage in Recent Years Vietnam. Mediterranean Journal of Social Sciences. 2012;3(1):491-496. doi:10.5901/mjss.2012.03.01.491
10. Huỳnh Phẩm Dũng Phát, Phạm Đỗ Văn Trung, Nguyễn Ngọc Hoàng Vân. Tình hình dân nhập cư của Thành phố Hồ Chí Minh thời kì 1999 – 2009. Tạp Chí Khoa học. 2019;14(2 (2017)):189-197.