KHẢO SÁT HOẠT ĐỘ LIPASE VÀ MỘT SỐ XÉT NGHIỆM LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thúy Liểu1, Lưu Nguyễn Trung Thông1,, Nguyễn Hữu Huy1, Mai Thị Bích Chi1, Vi Kim Phong1, Nguyễn Thị Băng Sương1,2, Nguyễn Hoàng Bắc1,2
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm tụy cấp là tình trạng viêm cấp tính của tuyến tụy, nguyên nhân khởi phát phổ biến là do sỏi mật hoặc uống rượu. Lipase là một loại enzym do tuyến tụy tiết ra. Lipase máu tăng sớm, song song với amylase máu nhưng kéo dài hơn (8 – 14 ngày). Độ đặc hiệu của lipase trong viêm tụy cấp trên 95% và độ nhạy dao động từ 55 – 100%. Các nghiên cứu lớn này cho thấy lipase là chỉ dấu tốt hơn trong chẩn đoán viêm tụy cấp. Mục tiêu: Khảo sát hoạt độ lipase huyết thanh và xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của xét nghiệm lipase trong chẩn đoán viêm tụy cấp. Đối tượng-Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 242 bệnh nhân được chẩn đoán viêm tụy cấp, nhập khoa Cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ 01/2021 – 08/2023. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 50,1 ± 16,7, tỷ lệ nam/nữ là 2,06/1. Giá trị lipase ở 3 nhóm phân loại VTC nhẹ, vừa, nặng lần lượt là 680,6 (369,2 - 1185,8); 906,8 (394,6 - 1714,5); 1800,0 (689,2-2823,5); sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Ở ngưỡng cắt 2 lần giá trị bình thường, độ nhạy và độ đặc hiệu là 97,9% và 93,8%; hệ số J = 0,917. Ở ngưỡng cắt 3 lần giá trị bình thường, độ nhạy và độ đặc hiệu 97,1% và 97,5%; hệ số J = 0,946. Kết luận: Trong nghiên cứu này, chỉ số lipase rất có giá trị trong chẩn đoán viêm tụy cấp. Ngưỡng tốt nhất ở điểm cắt 3 lần giá trị bình thường

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Anh Tuấn (2022). Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm tụy cấp mức độ nặng theo phân độ CTSI tại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Việt Nam, 521(2).
2. Nguyễn Thị Mộng Trinh (2022). Điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm tụy cấp do tăng triglyceride theo phân độ tăng triglyceride của hội nội tiết 2010. Tạp Chí Y học Việt Nam, 517(2).
3. Trần Thanh Hưng và cộng sự (2023). Nghiên cứu nồng độ và mối tương quan giữa creatinin huyết thanh, egfr với một số cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm tụy cấp tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học Việt Nam, 528(2).
4. Banks PA, Bollen TL, Dervenis C, Gooszen HG, JohnsonCD, et al. (2013),"Classification of acute pancreatitis—2012: revision of the Atlantaclassification and definitions by international consensus", Gut, 62 (1), pp. 102-111
5. Chang J, Chung C, (2011), "Diagnosing acute pancreatitis: amylase or lipase?", Hong Kong Journal of emergency medicine, 18 (1), pp. 20-25
6. Kumar, A., & Kapoor, S. (2018). Diagnostic accuracy of serum lipase and amylase as biomarkers for acute pancreatitis. International Journal of Research in Medical Sciences, 6(5), 1721.
7. Marasini, S., Sah, S. K., Gupta, S., Budhathoki, A. S., & Yadav, N. (2022). Serum Amylase and Lipase Concentrations in Patients with Acute Pancreatitis Attending a Tertiary Care Hospital of National Medical College and Teaching Hospital. Clin Med Bio Chem, 8, 118.
8. Meher S. et al. (2015), "Role of Biomarkers in Diagnosis and Prognostic Evaluation of Acute Pancreatitis", J Biomark, 2015, pp.519-534