QUAN ĐIỂM VỀ GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

Lê Thị Kim Anh1, Lê Thị Hoàn1,, Huỳnh Thụy Phương Hồng1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đánh giá các giá trị nghề nghiệp theo quan điểm của sinh viên có thể thiết lập thông tin hữu ích để cung cấp các chiến lược hiệu quả hơn để tích hợp và sử dụng các giá trị nghề nghiệp trong hoạt động đạo đức và học tập lâm sàng. Tuy nhiên, các Gía trị nghề nghiệp Điều dưỡng ở sinh viên vẫn chưa được kiểm tra ở Việt Nam. Mục tiêu: Khảo sát quan điểm về Gía trị nghề nghiệp Điều dưỡng ở sinh viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 494 sinh viên Cử nhân Điều dưỡng chính quy năm 1 năm 2 năm 3 và năm 4 trong tháng 6/2022. Công cụ NPVS-3 được sử dụng để đánh giá Gía trị nghề nghiệp Điều dưỡng ở sinh viên. Điểm càng cao phản ánh Gía trị nghề nghiệp Điều dưỡng càng cao. Kết quả nghiên cứu: Sinh viên có điểm trung bình Gía trị nghề nghiệp Điều dưỡng  là 104,8 ± 11,9. Có mối liên quan giữa Gía trị nghề nghiệp Điều dưỡng với năm học (F = 8,414, p < 0.001); kinh nghiệm học môn vai trò và khái niệm trong thực hành Điều dưỡng (t = 2,93, p=0,004); kinh nghiệm tham gia chương trình về định hướng nghề nghiệp như nhịp cầu kinh nghiệm, Quốc tế Điều dưỡng 12/05 do bộ môn tổ chức (t = 2,82, p=0,01); Theo ngành Điều dưỡng sau khi ra trường (t= 2,17, p=0,031). Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa Gía trị nghề nghiệp Điều dưỡng với các đặc điểm khác của sinh viên. Kết luận: Phát triển các Gía trị nghề nghiệp Điều dưỡng ở Sinh viên là rất quan trọng vì những giá trị đó là một yếu tố dự báo đáng kể về chất lượng chăm sóc và phát triển nghề nghiệp. Nghiên cứu cho thấy các sinh viên Điều dưỡng có giá trị nghề nghiệp cao. Sinh viên đạt điểm cao nhất từ lĩnh vực chăm sóc và điểm thấp nhất từ lĩnh vực chuyên nghiệp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Weis D, Schank MJ. Professional values: key to professional development. J Prof Nurs. 2002; 18(5):271-275. doi:10.1053/jpnu.2002.129224
2. Leners DW, Roehrs C, Piccone AV. Tracking the development of professional values in undergraduate nursing students. J Nurs Educ. 2006; 45(12): 504-511. doi:10.3928/01484834-20061201-06.
3. Poreddi V, Narayanan A, Thankachan A, Joy B, Awungshi C, Reddy SS. Professional and ethical values in Nursing practice: An Indian Perspective. Invest Educ Enferm. 2021;39(2):e12. doi:10.17533/udea.iee.v39n2e12
4. Weis D, Schank MJ. Development and Psychometric Evaluation of the Nurses Professional Values Scale-3. J Nurs Meas. 2017; 25(3):400-410. doi:10.1891/1061-3749.25.3.400.
5. Donmez RO, Ozsoy S. Factors influencing development of professional values among nursing students. Pak J Med Sci. 2016;32(4):988-993. doi:10.12669/pjms.324.10616,
6. Bang KS, Kang JH, Jun MH, et al. Professional values in Korean undergraduate nursing students. Nurse Educ Today. 2011;31(1):72-75. doi: 10.1016/ j.nedt.2010.03.019
7. Alkaya SA, Yaman Ş, Simones J. Professional values and career choice of nursing students. Nurs Ethics. 2018;25(2): 243-252. doi:10.1177/ 0969733017707007
8. Lin YH, Li J, Shieh SI, Kao CC, Lee I, Hung SL. Comparison of professional values between nursing students in Taiwan and China. Nurs Ethics. 2016;23(2): 223-230. doi:10.1177/ 0969733014561912.