ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA SUY TIM THEO KHUYẾN CÁO TRƯỚC XUẤT VIỆN TRÊN NGƯỜI BỆNH SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM

Nguyễn Vũ Đạt1,2, Nguyễn Văn Sĩ1,
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Suy tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và nhập viện ở người bệnh tim mạch. Việc khởi trị nội khoa theo khuyến cáo (GDMT: Guideline-directed medical treatment) được khuyên thực hiện sớm trong giai đoạn trước xuất viện để tạo thuận lợi về tối ưu hoá liều thuốc khi điều trị ngoại trú và có thể giúp cải thiện dự hậu. Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tỉ lệ chỉ định các thuốc điều trị suy tim trên người bệnh suy tim phân suất tống máu giảm trong giai đoạn trước xuất viện. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 110 người bệnh suy tim phân suất tống máu giảm chuẩn bị xuất viện tại khoa tim mạch, bệnh viện Chợ Rẫy. Đơn thuốc được ghi nhận ở thời điểm xuất viện. Sự phù hợp với khuyến cáo điều trị suy tim được đánh giá độc lập bởi một chuyên gia tim mạch dựa trên phác đồ điều trị suy tim của Bộ Y tế Việt Nam năm 2022. Kết quả: Tỉ lệ chỉ định trước xuất viện các thuốc điều trị suy tim giúp cải thiện tiên lượng bao gồm ACEi/ARB, ARNI, ức chế SGLT2, chẹn beta và kháng aldosterone lần lượt là: 60,9%, 20,9%, 74,5%, 52,7% và 79,1%. Tỉ lệ sử dụng lợi tiểu quai là 48,2%. Kết luận: Điều trị nội khoa suy tim theo khuyến cáo trên đối tượng suy tim phân suất tống máu giảm cần được tối ưu hơn, đặc biệt ở các nhóm thuốc ARNI và chẹn beta.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Butler J, Yang M, Manzi MA, et al. Clinical Course of Patients With Worsening Heart Failure With Reduced Ejection Fraction. J Am Coll Cardiol. Mar 5 2019; 73(8): 935-944. doi:10.1016/j.jacc. 2018.11.049
2. Bộ Y tế Việt Nam. Quyết định 1857/QĐ-BYT ngày 05/07/2022 về việc ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và mạn". https://kcb.vn/phac-do/quyet-dinh-1857-qd-byt-ngay-05-07-2022-ve-viec-ban-hanh-tai-lieu-chuyen-mon-huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-suy-tim-cap-.html
3. Metra M, Adamo M, Tomasoni D, et al. Pre-discharge and early post-discharge management of patients hospitalized for acute heart failure: A scientific statement by the Heart Failure Association of the ESC. Eur J Heart Fail. 2023 Jul;25(7):1115-1131. doi: 10.1002/ejhf.2888.
4. Phạm Trương Mỹ Dung. Khảo sát sự tối ưu điều trị suy tim mạn theo đồng thuận trường môn tim Hoa Kỳ 2021 tại bệnh viện Nhân dân Gia Định. Luận văn chuyên khoa cấp 2. 2022.
5. Reyes EB, Ha JW, Firdaus I, et al. Heart failure across Asia: Same healthcare burden but differences in organization of care. Int J Cardiol. Nov 15 2016; 223:163-167. doi: 10.1016/j.ijcard. 2016.07.256
6. Voors AA, Anker SD, Cleland JG, et al. A systems BIOlogy Study to TAilored Treatment in Chronic Heart Failure: rationale, design, and baseline characteristics of BIOSTAT-CHF. Eur J Heart Fail. Jun 2016;18(6):716-26. doi:10.1002/ejhf.531
7. Wachter R, Senni M, Belohlavek J, et al. Initiation of sacubitril/valsartan in haemodynamically stabilised heart failure patients in hospital or early after discharge: primary results of the randomised TRANSITION study. Eur J Heart Fail. Aug 2019; 21(8):998-1007. doi: 10.1002/ejhf.1498
8. Velazquez EJ, Morrow DA, DeVore AD, et al. Angiotensin-Neprilysin Inhibition in Acute Decompensated Heart Failure. N Engl J Med. Feb 7 2019; 380(6): 539-548. doi:10.1056/ NEJMoa1812851
9. Kosiborod MN, Angermann CE, Collins SP, et al. Effects of Empagliflozin on Symptoms, Physical Limitations, and Quality of Life in Patients Hospitalized for Acute Heart Failure: Results From the EMPULSE Trial. Circulation. Jul 26 2022; 146(4): 279-288. doi: 10.1161/ circulationaha. 122.059725
10. Maddox TM, Januzzi JL, Jr., Allen LA, et al. 2021 Update to the 2017 ACC Expert Consensus Decision Pathway for Optimization of Heart Failure Treatment: Answers to 10 Pivotal Issues About Heart Failure With Reduced Ejection Fraction: A Report of the American College of Cardiology Solution Set Oversight Committee. J Am Coll Cardiol. Feb 16 2021; 77(6): 772-810. doi: 10.1016/j.jacc.2020.11.022