BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA THUỐC ARV VÀ SỮA THAY THẾ TRONG DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON

Trần Quang Hiền1,2,
1 Sở Y tế tỉnh An Giang
2 Bệnh viện Sản Nhi tỉnh An Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu tại Việt Nam đánh giá hiệu quả thuốc ARV và sữa thay thế trong dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Đề tài nhằm đánh giá hiệu quả của việc can thiệp thuốc ARV và sữa thay thế trong phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại tỉnh An Giang. Đối tượng, phương pháp: Đối tượng là những phụ nữ mang thai nhiễm HIV đến khám thai và sinh con tại tỉnh An Giang từ ngày 01/8/2008 đến 31/12/2010, Trẻ sơ sinh và các bà mẹ được phát hiện nhiễm HIV nói trên và ở các vùng lân cận được quản lý và theo dõi lây truyền HIV từ mẹ sang con tại các cơ sở y tế trong tỉnh An Giang. Kết quả: Khi mẹ không được dùng ARV nguy cơ con bị nhiễm HIV tăng lên 7,5 lần, sự gia tăng  tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con này có ý nghĩa thống kê. Mẹ không dùng ARV trước và/hoặc trong khi sinh cho thấy tỷ lệ con bị nhiễm HIV khá cao, chiếm 35,71%. Trong trường hợp mẹ chỉ dùng NVP trong chuyển dạ, tỷ lệ con bị nhiễm HIV là 11,11%; tương tự mẹ chỉ dùng AZT + 3TC + NVP trong chuyển dạ, tỷ lệ con bị nhiễm HIV là 6,45%. Đặc biệt khi mẹ dùng phác đồ AZT từ tuần 28 thai kỳ tỷ lây truyền HIV từ mẹ sang con chỉ còn 3,13%, trường hợp mẹ được có chỉ định phác đồ để điều trị HIV chúng tôi chưa ghi nhận được con bị nhiễm HIV. Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con tỷ lệ nghịch với thời gian sử dụng thuốc của mẹ. Việc dùng sữa thay thế đã ngăn được hầu hết các trường hợp lây truyền qua HIV do bú sữa mẹ. Kết luận: Bà mẹ nhiễm HIV không được dùng thuốc ARV để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho thấy nguy cơ con bị nhiễm HIV tăng lên gấp 7,5 lần so với nhóm có dùng thuốc. Bú sữa thay thế hoàn toàn trong 06 tháng đầu cho thấy rất có giá trị trong phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2010), Quyết định số 1053/QĐ-BYT ngày 02 tháng 4 năm 2010 về việc Ban hành hướng dẫn xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi.
2. Cục Phòng Chống HIV/AIDS – Bộ Y tế (2010), Tình hình dịch HIV/AIDS khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Hội thảo của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Cần Thơ, ngày 11 tháng 08 năm 2010.
3. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh An Giang (2010), Báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2010 tỉnh An Giang.
4. Chasela CS. (2010), Maternal or infant Antiretroviral drugs to reduce HIV-1 transmission, New England Journal of Medicine, 362(24): 2271-81.
5. Chersich MF. (2006), Efavirenz use during pregnancy and for women of child-bearing potential. AIDS Research and Therapy, 3:11.
6. Connor EM. (1994), Reduction of maternal-infant transmission of human immunodeficiency virus type 1 with zidovudine treatment. Pediatric AIDS Clinical Trials Group Protocol 076 Study Group. New England Journal of Medicine, 331(18):1173–1180.
7. Dabis F, Msellati P, Meda N, et al. (1999), 6-month efficacy, tolerance, and acceptability of a short regimen of oral zidovudine to reduce vertical transmission of HIV in breastfed children in Côte d'Ivoire and Burkina Faso: a double-blind placebo-controlled multicentre trial. DITRAME Study Group. Diminution de la Transmission Mère-Enfant. Lancet. 353(9155) :786-792.