THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI, KIẾN THỨC THỰC HÀNH CUẢ BÀ MẸ VÀ HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP DINH DƯỠNG TẠI MỘT SỐ XÃ KHÓ KHĂN KHU VỰC TÂY BẮC VÀ TÂY NGUYÊN

Trương Hồng Sơn1,, Lưu Liên Hương1, Lê Việt Anh1, Trương Phan Hồng Ha1
1 Viện y học Ứng dụng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, kiến thức thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ, và các hoạt động can thiệp dinh dưỡng tại một số xã khó khăn tại khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và định tính. Kết quả: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi tại hai địa bàn khảo sát là 26%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi mắc SDD gầy còm là 8,3%. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đạt trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ đạt 57%, thực hành đạt trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ đạt 41%. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đạt trong quá trình cho trẻ ăn bổ sung/ăn dặm và thực hành đạt trong quá trình cho trẻ ăn bổ sung/ăn dặm đạt 27%. Các hoạt động can thiệp dinh dưỡng hiện chỉ mang tính hình thức do tính nhân lực và nguồn lực thiếu thốn kèm theo ngân sách nhà nước bị cắt giảm mạnh. Nguyên nhân do thiếu đầu tư và ngân sách thấp, ảnh hưởng gây khó khăn từ cơ sở vật chất, nhân lực, kinh phí cho đến việc triển khai các chương trình còn nhiều hạn chế. Kết luận: Tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi còn phổ biến. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành đạt về chăm sóc trẻ còn thấp và nhiều điểm còn chưa đúng. Nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều bất cập trong công tác phòng chống SDD trẻ em qua các hoạt động can thiệp dinh dưỡng và cần kế hoạch và triển khai các giải pháp nguồn lực bổ sung cho các vùng khó khăn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hà Xuân Sơn và Phạm Thị Bích Hồng, Hoàng Thị Thúy Hà, (2022). Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Mông tại 2 xã huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Tạp chí Khoa học & Công nghệ, 227 (05).
2. Duyên, Nguyễn Song Tú, & cộng sự. (2022). Tình trạng dinh dưỡng trẻ 24-59 tháng tuổi tại 10 trường mầm non, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
3. Kon Tum23. Báo Hà Giang (2022). Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ em vùng cao
4. Phạm Hoàng Thái Quang, Ninh Thị Nhung và cộng sự (2020). Thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dân tộc thiểu số từ 25 đến 60 tháng tuổi tại hai xã vùng cao huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai năm 2019. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 16 (3+4), 158-166.
5. World Health Organization (2017). Guideline: Assessing and Managing Children at Primary Health-Care Facilities to Prevent Overweight and Obesity in the Context of the Double Burden of Malnutrition: Updates for the Integrated Management of Childhood Illness (IMCI), World Health Organization, Geneva.
6. Bộ Y tế (2023). Thông tư 03/2023/TT/BYT hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
7. Bộ Y tế (2020). Niên giám thống kê y tế 2019-2020.