KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CO NGẮN GÂN GÓT Ở BỆNH NHÂN KÉO DÀI CHÂN NÂNG CHIỀU CAO TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

Nguyễn Văn Lượng1,, Nguyễn Năng Giỏi1
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả nới dài gân gót qua da điều trị biến chứng bàn chân thuổng ở những bệnh nhân này kéo dài cẳng chân nâng chiều cao. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 32 bệnh nhân (BN) trưởng thành bị co ngắn gân gót mức độ nặng do kéo dài cẳng chân nâng chiều cao bằng khung cố định ngoài kết hợp đinh nội tủy, tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong thời gian từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2022, được chia thành 2 nhóm: Nhóm I (gồm 15 BN) được nới dài gân gót tại 1 điểm, nhóm II (gồm 17 BN) được nới dài gân gót qua da tại 3 điểm theo kỹ thuật Hoke. Kết quả: Sau mổ 6 tháng, điểm AOFAS trung bình và biên độ gấp mu bàn chân sau mổ 6 tháng lần lượt là 96,08 ± 3,17 và 20,06 ± 5,15 độ. Mặc dù sự khác biệt về điểm AOFAS, biên độ gấp gan và gấp mu bàn chân của 2 nhóm BN là không có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên, khả năng nhón gót ở nhóm I thấp hơn nhóm II với P<0,05. Kết luận: Điều trị co ngắn gân gót mức độ nặng bằng phẫu thuật nới dài gân gót qua da theo kỹ thuật Hoke là phương pháp an toàn, hiệu quả cao, sẹo mổ thẩm mĩ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Tiến Dũng (2004), Nhận xét kết quả bước đầu nâng chiều cao cho người có tầm vóc thấp bằng phẫu thuật kéo dài hai cẳng chân, Tạp chí Y học thực hành, 2, pp. 31-32.
2. Belthur M. V., Paley D., Jindal G., et al. (2008), Tibial lengthening: extraarticular calcaneotibial screw to prevent ankle equinus, Clin Orthop Relat Res, 466(12), pp. 3003-3010.
3. Catagni M. A., Lovisetti L., Guerreschi F., et al. (2005), Cosmetic bilateral leg lengthening: experience of 54 cases, J Bone Joint Surg Br, 87(10), pp. 1402-1405.
4. Folkerts C., Henry S., Kovelman H. F., et al. (1992), Rehabilitation of the Ilizarov patient, Rehab Manag, 5(6), pp. 126-129.
5. Guo Q., Zhang T., Zheng Y., et al. (2012), Tibial lengthening over an intramedullary nail in patients with short stature or leg-length discrepancy: a comparative study, Int Orthop, 36(1), pp. 179-184.
6. Kim S. J., Balce G. C., Agashe M. V., et al. (2012), Is bilateral lower limb lengthening appropriate for achondroplasia?: midterm analysis of the complications and quality of life, Clin Orthop Relat Res, 470(2), pp. 616-621.
7. Novikov K. I., Subramanyam K. N., Muradisinov S. O., et al. (2014), Cosmetic Lower Limb Lengthening by Ilizarov Apparatus: What are the Risk, Clin Orthop Relat Res.
8. Park H. W., Yang K. H., Lee K. S., et al. (2008), Tibial lengthening over an intramedullary nail with use of the Ilizarov external fixator for idiopathic short stature, J Bone Joint Surg Am, 90(9), pp. 1970-1978.
9. Sun X. T., Easwar T. R., Manesh S., et al. (2011), Complications and outcome of tibial lengthening using the Ilizarov method with or without a supplementary intramedullary nail: a case-matched comparative study, J Bone Joint Surg Br, 93(6), pp. 782-787.
10. Firth G.B., McMullan M., Chin T., Ma F., Selber P., Eizenberg N., Wolfe R., Kerr Graham H. (2013), Lengthening of the gastrocsoleus complex, J Bone Joint Surg Am, 95:1489–96.