NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRÊN BỆNH NHÂN CỨNG KHỚP GỐI TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HẢI DƯƠNG NĂM 2023

Đinh Thị Hoa1,, Nguyễn Thị Liễu2
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
2 Bệnh viện PHCN Hải Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét kết quả điều trị Phục hồi chức năng (PHCN) trên bệnh nhân cứng khớp gối tại khoa VLTL/PHCN Bệnh viện Phục hồi chức năng Hải Dương. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu can thiệp, tiến cứu, không đối chứng. Gồm 30 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu. Cách chọn mẫu thuận tiện. Sử dụng thang điểm Lysholm đánh giá. Kết quả: Nhóm bệnh nhân nữ có độ tuổi 51-70 chiếm tỷ lệ khá cao (72,2%), trong khi đó ở nam giới độ tuổi < 50 chiếm đa số (75%). Dùng thang Lysholm đánh giá mức độ độc lập chức năng cho thấy can thiệp Vật lý trị liệu/PHCN có hiệu quả tốt. Một số chỉ số cải thiện như giảm đau, giảm sưng nề, tăng lực cơ và tầm vận động khớp gối, tăng khả năng leo cầu thang, giảm nhu cầu sử dụng dụng cụ trợ giúp di chuyển. Kết luận: Thang Lysholm phù hợp sử dụng đánh giá chức năng khớp gối. Khẳng định vai trò điều trị của VLTL/PHCN, đặc biệt can thiệp càng sớm càng hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Kristen Gasnick (2022). Joint Stiffness
2. Q. Hugh Watson, et al (2020). Musculoskeletal stiffness is common in healthy adults and increases with age. Musculoskeletal care. PMID: 32812344. DOI: 10.1002/msc.1501
3. Rajjat Kumar at all (2020). Role of physiotherapy in post-operative knee stiffness: A literaturereview.
4. Lương Thu Hằng, Phạm Văn Minh (2021). Đánh giá kết quả phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật nội soi gỡ dính. Tạp chí Y học Việt Nam
5. Trần Trung Dũng, Đào Xuân Thành (2016). Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân thoái hóa khớp gối được phẫu thuật thay khớp gối toàn phần. Tạp chí Y Học Việt Nam.
6. Manuel Arroyo-Morales et al (2019). The Lysholm score: Cross cultural validation and evaluation of psychometric properties of the Spanish version.
7. Ryan L Mizner et al. (2005). Quadriceps strength and the time course of functional recovery after total knee arthroplasty. J Orthop Sports Phys Ther.
8. Robert Topp et al. (2009). The effect of prehabilitation exercise on strength and functioning after total knee arthroplasty. www.pmrjournal.org.
9. Theo Trần Trung Dũng và cộng sự (2020). Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần bằng cách sử dụng phương pháp cắt bỏ có đo lường sửa đổi: đánh giá hồi cứu 5 năm về kết quả trung hạn.