MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG SỐC Ở TRẺ 12 THÁNG - 16 TUỔI MẮC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CÓ DẤU HIỆU CẢNH BÁO TẠI CẦN THƠ: MỘT NGHIÊN CỨU CẮT NGANG, ĐƠN TRUNG TÂM

Nguyễn Huỳnh Nhật Trường1,2,, Bùi Quang Nghĩa1,2, Lê Hoàng Sơn2, Ông Huy Thanh2, Chung Hữu Nghị1,2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sốc sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em là một bệnh cảnh nặng có nguy cơ tử vong rất cao. Nhu cầu tìm hiểu các yếu tố có thể dự đoán sốc ngày càng tăng nhằm tối ưu hóa việc phát hiện và quản lý sớm tình trạng này, đặc biệt là ở nhóm sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo. Mục tiêu: Nghiên cứu này xác định một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng tiên lượng sốc ở trẻ sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên trẻ từ 12 tháng - 16 tuổi được chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ 04/2023 đến 01/2024. Kết quả: Tổng cộng 104 đối tượng được tuyển chọn (15 vào sốc và 89 không vào sốc) được khảo sát các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. Phân tích hồi quy logictis cho thấy trẻ biểu hiện vật vã-li bì có nguy cơ vào sốc cao gấp 4,51 lần (KTC95%: 1,12-58,86; p = 0,041). Tương tự, những trẻ bị giảm tiểu cầu < 50.000/µL và hematocrit > 40% được phát hiện có nguy cơ vào sốc cao hơn (tương ứng OR = 1,56; KTC95%: 1,09-3,59; p = 0,046 và OR = 8,51; KTC95%: KTC95%: 1,87-103,65; p = 0,013). Tụ dịch ổ bụng nói chung cũng làm tăng khả năng vào sốc gấp 12,40 lần (KTC95%: 1,2-127,74; p = 0,034). Kết luận: Thay đổi tri giác, số lượng tiểu cầu giảm, hematocrit tăng và tụ dịch ổ bụng được cho là những yếu tố tiên lượng đáng kể sốc ở trẻ sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo. Việc xác định sớm các yếu tố nguy cơ này có thể giúp quản lý kịp thời và có khả năng làm giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến sốc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế. Quyết định số 3705/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue. Văn phòng Bộ Y tế. Hà Nội. 2019.
2. Văn Thị Cẩm Thanh. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nặng có sốc tại bệnh viện Nhi đồng 2. Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 2017.
3. Nguyễn Ngọc Rạng, Dương Kim Thu. Thiết lập bảng điểm dựa vào siêu âm để tiên đoán sốt xuất huyết Dengue có sốc ở trẻ em. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2021; 501(2):195-198.
4. Nguyễn Ngọc Rạng, Trương Thị Mỹ Tiến, Dương Kim Thu, Tôn Quang Chánh, Đinh Thị Bích Loan. Đặc điểm lâm sàng và giá trị các dấu hiệu cảnh báo tiên đoán sốc ở trẻ em mắc sốt xuất huyết Dengue theo bảng phân loại mới của WHO 2009. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học bệnh viện An Giang. 2011; 10:62-71.
5. Ashraf N., Minhas A., Fatima K., et al. Risk Factors for Dengue Shock Syndrome in Children Admitted in Federal Govt. Polyclinic Hospital (FGPC) Islamabad. Ann Pak Inst Med Sci. 2023; 19(2):104-109.
6. Cecilia C., Sugianto J.A. Predictor of Dengue Shock Syndrome Among Pediatric Dengue Infection in Limited Resource Setting. J Indon Med Assoc. 2019; 69(4):178-183.
7. Messina J.P., Brady O.J., Golding N., et al. The current and future global distribution and population at risk of dengue. Nat Microbiol. 2019; 4(9):1508-1515.
8. Murthy J.M. Neurological complication of dengue infection. Neurol India. 2010; 58(4):581-584.