GIÁ TRỊ ĐIỆN DẪN SUẤT NIÊM MẠC Ở BỆNH NHÂN BARRETT THỰC QUẢN TRÊN NỘI SOI

Văn Hoàn Phạm 1, Việt Hằng Đào 1,2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa gan mật

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: khảo sát giá trị điện dẫn suất niêm mạc (MA) ở bệnh nhân Barrett thực quản trên nội soi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả được thực hiện từ tháng 9/2021 đến tháng 7/2022 trên những bệnh nhân có hình ảnh Barrett thực quản trên nội soi. Kết quả: nghiên cứu thu tuyển được 30 bệnh nhân với tuổi trung bình là 48,2 ± 12,1. Tỷ lệ nữ/nam là 1,31. BMI trung bình là 22,9 ± 2,9. Điểm GERD-Q trung bình là 6,97 ± 1,77. Phân loại Prague C và M hình ảnh nội soi là C0M1 (chiếm 93,3%) và C0M2 (chiếm 6,7%). Có 3 trường hợp (10%) có thoát vị hoành trượt, 10 trường hợp (33,3%) có tổn thương viêm thực quản trào ngược kèm theo. Giá trị MA trung vị (tứ phân vị) ở vị trí trên đường Z 5cm và 15 cm lần lượt là 52,10 (30,26 – 77,27) và 51,32 (38,24 – 70,30). Có sự khác biệt giá trị MA giữa nhóm có và không có tổn thương thực quản trào ngược kèm theo. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy có mối tương quan dương giữa tổn thương viêm trào ngược thực quản trên nội soi với giá trị MA tại cả 2 vị trí trên đường Z 5cm và 15cm. Kết luận: Giá trị MA ở bệnh nhân Barrett thực quản trên nội soi cao hơn so với người bình thường và có mối tương quan dương giữa tổn thương viêm thực quản trào ngược với giá trị MA.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Spechler SJ, Fitzgerald RC, Prasad GA, Wang KK. History, Molecular Mechanisms, and Endoscopic Treatment of Barrett’s Esophagus. Gastroenterology. 2010;138(3):854-869. doi:10.1053/j.gastro.2010.01.002
2. Fock KM, Talley N, Goh KL, et al. Asia-Pacific consensus on the management of gastro-oesophageal reflux disease: an update focusing on refractory reflux disease and Barrett’s oesophagus. Gut. 2016;65(9):1402-1415. doi:10.1136/gutjnl-2016-311715
3. Fitzgerald RC, di Pietro M, Ragunath K, et al. British Society of Gastroenterology guidelines on the diagnosis and management of Barrett’s oesophagus. Gut. 2014;63(1):7-42. doi:10.1136/ gutjnl-2013-305372
4. Matsumura T, Ishigami H, Fujie M, et al. Endoscopic-Guided Measurement of Mucosal Admittance can Discriminate Gastroesophageal Reflux Disease from Functional Heartburn. Clin Transl Gastroenterol. 2017;8(6):e94. doi:10.1038/ ctg.2017.22
5. Sharma P, Dent J, Armstrong D, et al. The development and validation of an endoscopic grading system for Barrett’s esophagus: the Prague C & M criteria. Gastroenterology. 2006; 131 (5):1392-1399. doi:10.1053/ j.gastro.2006.08.032
6. Levine DS, Blount PL, Rudolph RE, Reid BJ. Safety of a systematic endoscopic biopsy protocol in patients with Barrett’s esophagus. Am J Gastroenterol. 2000; 95(5):1152-1157. doi:10.1111/ j.1572-0241.2000.02002.x
7. Lottrup C, Krarup AL, Gregersen H, Ejstrud P, Drewes AM. Patients with Barrett’s esophagus are hypersensitive to acid but hyposensitive to other stimuli compared with healthy controls. Neurogastroenterol Motil. 2017;29(4). doi:10.1111/ nmo.12992
8. Hằng ĐV, Thành NPT. Kết quả đo điện thế niêm mạc thực quản ở bệnh nhân có viêm thực quản trào ngược trên nội soi. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy. 2021;16(2):1-6. doi:10.52389/ydls.v16i2.670