MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN TỬ VONG Ở BỆNH NHI VIÊM PHỔI NẶNG DO ADENOVIRUS TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Thị Mai Thùy Nguyễn1, Anh Tuấn Tạ2,, Việt Hùng Đậu2
1 Trường Đại học Y Hà nội
2 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Adenovirus là một trong những nguyên nhân gây viêm phổi nặng ở trẻ em với tỷ lệ tử vong cao. Mục tiêu của nghiên cứu xác định các yếu tố nguy cơ tử vong ở bệnh nhân viêm phổi nặng do nhiễm Adenovirus. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu mô tả, các bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi nặng do nhiễm Adenovius tại khoa ĐTTC bệnh viện Nhi Trung ương sẽ được lấy vào nghiên cứu, thời gian từ 11/2016 đến 06/2018. Các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tử vong của bệnh nhân được phân tích đơn biến, sau đó sử dụng phân tích đa biến để xác định yếu tố nguy cơ. Kết quả: Trong nghiên cứu có 90 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn, có 30 bệnh nhân tử vong, chiếm tỷ lệ 33,3%. Sốc nhiễm khuẩn (OR= 2,8; 95%CI: 1,89 – 4,04); suy dinh dưỡng (OR= 3,41; 95%CI: 1,29 - 9,02); gan to (OR= 8,64; 95% CI: 2,89 – 25,8); viêm phổi rất nặng (OR=1,7; 95%CI: 1,4 – 2,08); biến chứng viêm phổi kẽ (OR= 7,5; 95%CI: 2,77 – 20,33); giảm bạch cầu theo tuổi (OR= 4; 95%CI: 1,2- 13,6), tăng bạch cầu theo tuổi (OR= 4,6; 95%CI: 1,4 – 15,0), giảm bạch cầu lympho theo tuổi (OR= 5,8; 95%CI: 1,4– 24,3), Hb <100 g/l (OR= 8,7; 95%CI: 1,9 – 40,03), Albumin ≤ 35g/l (OR= 16,8; 95%CI: 2,1 – 131,9), tình trạng rối loạn oxy hóa P/F < 200 (OR= 11,3; 95%CI: 1,4 – 90,9); Lactat > 2,5 (OR= 3,4;95%CI: 1,26–9,2) là những yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân viêm phổi nặng nhiễm Adenovirus. Từ phân tích hồi quy đa biến logistic thu được kết quả: các yếu tố độc lập làm tăng nguy có tử vong ở bệnh nhân viêm phổi nặng nhiễm Adenovirus là: tình trạng gan to (OR= 8,4; 95%CI: 1,66 – 43,4); giảm bạch cầu theo tuổi (OR= 11,9; 95% CI:1,2 – 120,7). Kết luận: Tỷ lệ tử vong của nhóm nghiên cứu là 33,3%. Gan to và giảm bạch cầu theo tuổi là những yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân viêm phổi nặng nhiễm Adenovirus.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jain S, Williams DJ, Arnold SR, et al. (2015). Community-acquired pneumonia requiring hospitalization among U.S. children. N Engl J Med, 372:835.
2. Cherry, R.D. Feigin, J.D. Cherry et al. (2009). Textbook of pediatric infectious diseases. 6th ed. WB Saunders, Philadelphia, 1843–1862.
3. Chuang Yu, Chiu CH , Wong KS et al. (2003). Severe adenovirus infection in children. Journal of Microbiology, Immunology, 36(1):37-40.
4. Joseph P. L, Michael F, Marcela E.(2011). Adenovirus. Seminars in respiratory and critical care medicinr, 32 (4), 496.
5. Đào Minh Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Trân. (2017). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của viêm phế quản phổi do Adenovirus tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2016 đến năm 2017. Y học thực hành tập 739- số 10.
6. Chen-Yin Lai. (2013). Adenovirus Serotype 3 and 7 Infection with Acute Respiratory Failure in Children in Taiwan, 2010–2011. PLOS Genetics. January 10.17:196
7. Du Fang. (2013). Mixed infection and risk factor in children with severe adenovirus pneumonia. Children's Hospital of Chongqing Medical Univerity, China, 15(5): 375-8
8. Huang M, Luo R, Fu Z. (2017). Risk factors for poor prognosis in children with severe adenovirus pneumonia. Zhongguo Dang. Chinese Journal of Contemporary Pediatrics, 19(2): 159-162.
9. Le Thanh Hai, Hoang Ngoc Thach, Ta Anh Tuan, et al. (2014). Adenovirus Type 7 Pneumonia in Children Who Died from Measles-Associated Pneumonia, Hanoi, Vietnam. 22(4):687-90