ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN PARKINSON THỂ CỨNG

Thùy Dương Đào 1,, Thanh Bình Nguyễn 2,3
1 Bệnh viện E
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Lão khoa Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và chất lượng cuộc sống (Quality of Life – QoL) của bệnh nhân Parkinson thể cứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 60 bệnh nhân Parkinson thể cứng tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương từ tháng 08 năm 2020 đến tháng 06 năm 2021, chẩn đoán bệnh Parkinson theo tiêu chuẩn của Ngân hàng não hội Parkinson Vương quốc Anh (UKPDSBB/United Kingdom Parkinson’s Disease Society Brain Bank), tiêu chuẩn thể cứng theo Thang điểm đánh giá bệnh nhân Parkinson (UPDRS), chất lượng cuộc sống bệnh nhân theo Thang điểm đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân Parkinson PDQ-39 (Parkinson’s Disease Questionnaire). Kết quả:Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 68,3±8, tỉ lệ nam 56,7% và nữ là 43,3%. Giảm vận động là triệu chứng khởi phát về vận động thường gặp nhất (93.3%), khởi phát ngoài vận động thường gặp là đau vai gáy (56,7%) và rối loạn giấc ngủ (43,3%). Đối tượng nghiên cứu thuộc giai đoạn III chiếm tỷ lệ cao nhất là 40%. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Parkinson thể cứng ở lĩnh vực khả năng đi lại và hoạt động hằng ngày bị ảnh hưởng nhiều nhất với điểm trung bình theo PDQ-39 là 46,0±30,0 và 49,4±30,5. Nhóm bệnh nhân ở giai đoạn trung bình - nặng (giai đoạn III,IV,V), nhómcó thời gian mắc bệnh trên 5 năm hoặc những bệnh nhân trên 60 tuổi đều có chất lượng cuộc sống tồi tệ hơn so với nhóm còn lại, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết luận: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Parkinson thể cứng bị ảnh hưởng nhiều, vì vậy rất cần sự quan tâm, chăm sóc toàn diện từ đội ngũ y tế và gia đình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jankovic J, Kapadia AS. Functional decline in Parkinson disease. Arch Neurol. Oct 2001; 58(10):1611-5. doi:10.1001/ archneur.58.10.1611
2. Choi SM, Kim BC, Cho BH, et al. Comparison of two motor subtype classifications in de novo Parkinson's disease. Parkinsonism Relat Disord. Sep 2018;54:74-78. doi:10.1016/j.parkreldis.2018.04.021
3. Lê Đức Hinh. Bệnh Parkinson. Nhà xuất bản Y học; 2008.
4. Lê Quang Cường. Bệnh và hội chứng Parkinson. Nhà xuất bản Y học; 2002.
5. Shalash AS, Hamid E, Elrassas H, et al. Non-motor symptoms in essential tremor, akinetic rigid and tremor-dominant subtypes of Parkinson's disease. PLoS One. 2021;16(1):e0245918. doi:10.1371/ journal.pone.0245918
6. Rajput AH, Voll A, Rajput ML, Robinson CA, Rajput A. Course in Parkinson disease subtypes: A 39-year clinicopathologic study. Neurology. Jul 21 2009;73(3):206-12. doi:10.1212/ WNL.0b013e3181ae7af1
7. Jenner P. Treatment of the later stages of Parkinson's disease - pharmacological approaches now and in the future. Transl Neurodegener. 2015;4:3. doi:10.1186/2047-9158-4-3
8. Jenkinson C, Heffernan C, Doll H, Fitzpatrick R. The Parkinson's Disease Questionnaire (PDQ-39): evidence for a method of imputing missing data. Age Ageing. Sep 2006;35(5):497-502. doi:10.1093/ageing/afl055
9. Schrag A, Jahanshahi M, Quinn N. What contributes to quality of life in patients with Parkinson's disease? J Neurol Neurosurg Psychiatry. Sep 2000;69(3):308-12. doi:10.1136/ jnnp.69.3.308