GIÁ TRỊ CỦA XUNG KHUẾCH TÁN TRONG UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT: VÙNG NGOẠI VI VÀ VÙNG CHUYỂN TIẾP

Thị Hải Anh Nguyễn 1,, Duy Hùng Nguyễn 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu : Đánh giá giá trị của chuỗi xung khuếch tán (DWI) trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL) ở vùng ngoại vi (NV) và vùng chuyển tiếp (CT). Phương tiện và phương pháp: Chúng tôi thu thập số liệu của 74 bệnh nhân gồm 296 tổn thương đã được chụp cộng hưởng từ (CHT) tuyến tiền liệt (TTL) 3.0 tesla và đã có kết quả mô bệnh học. Tổn thương nghi ngờ UTTTL được phân độ bằng phân độ PIRADs cho chuỗi xung DWI theo PIRADs 2.1 từ đó phân tích mối tương quan giữa hình đặc điểm hình ảnh trên DWI và mô bệnh học của tổn thương. Kết quả: Trong số 74 bệnh nhân với 296 tổn thương, 182 (61,5%) tổn thương nghi ngờ trên DWI (42,8% ở NV;57,2% ở CT). Phân tích hồi quy chỉ ra có mối liên quan đáng chú ý giữa độ DWI cao và mức độ nặng trên mô bệnh học thể hiện bằng điểm Gleason (tất cả có p <0,05). Tỉ lệ tương quan giữa độ DWI và kết quả mô bệnh học là 77,0%, NV cao hơn CT (87,8% và 69,9% với p= 0,006). Kết quả này chứng minh có mối tương quan tuyến tính giữa sự tăng lên độ DWI và mức độ ác tính của tổn thương. Kết luận: Trong xác định ung thư, DWI chính xác hơn ở vùng ngoại vi so với vùng chuyển tiếp. Phân độ DWI càng cao thì độ chính xác càng cao. Trong khi đó, UTTTL có thể tìm thấy ở một phần nhỏ case có DWI âm tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Turkbey B, Rosenkrantz AB, Haider MA, et al. Prostate Imaging Reporting and Data System Version 2.1: 2019 Update of Prostate Imaging Reporting and Data System Version 2. Eur Urol. 2019;76(3):340-351. doi:10.1016/j.eururo.2019.02.033
2. Lee H, Hwang SI, Lee HJ, Byun S-S, Lee SE, Hong SK. Diagnostic performance of diffusion-weighted imaging for prostate cancer: Peripheral zone versus transition zone. PLoS One. 2018;13(6):e0199636. doi:10.1371/journal.pone.0199636
3. Scheenen TWJ, Rosenkrantz AB, Haider MA, Fütterer JJ. Multiparametric Magnetic Resonance

Imaging in Prostate Cancer Management: Current Status and Future Perspectives. Invest Radiol. 2015;50(9):594-600. doi:10.1097/RLI.0000000000000163
4. Moosavi B, Flood TA, Al-Dandan O, et al. Multiparametric MRI of the anterior prostate gland: clinical-radiological-histopathological correlation. Clin Radiol. 2016;71(5):405-417. doi:10.1016/ j.crad.2016.01.002
5. Akin O, Sala E, Moskowitz CS, et al. Transition zone prostate cancers: features, detection, localization, and staging at endorectal MR imaging. Radiology. 2006;239(3):784-792. doi:10.1148/ radiol.2392050949
6. Polanec S, Helbich TH, Bickel H, et al. Head-to-head comparison of PI-RADS v2 and PI-RADS v1. Eur J Radiol. 2016;85(6):1125-1131. doi:10.1016/j.ejrad.2016.03.025
7. Wysock JS, Mendhiratta N, Zattoni F, et al. Predictive value of negative 3T multiparametric magnetic resonance imaging of the prostate on 12-core biopsy results. BJU Int. 2016;118(4):515-520. doi:10.1111/bju.13427
8. Le JD, Tan N, Shkolyar E, et al. Multifocality and prostate cancer detection by multiparametric magnetic resonance imaging: correlation with whole-mount histopathology. EurUrol. 2015;67(3): 569-576. doi:10.1016/j.eururo.2014.08.079
9. Branger N, Maubon T, Traumann M, et al. Is negative multiparametric magnetic resonance imaging really able to exclude significant prostate cancer? The real-life experience. BJU Int. 2017;119(3):449-455. doi:10.1111/bju.13657