CĂN NGUYÊN VI SINH VẬT GÂY VIÊM PHỔI Ở TRẺ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Ngọc Quỳnh Đỗ 1,, Thành Trung Nguyễn 1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định các vi sinh vật gây bệnh gây viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thực hiện trên 197 bệnh nhi từ 2 tháng đến 5 tuổi được chẩn đoán viêm phổi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 7/2020 – 6/2021 từ phân lập dịch tỵ hầu. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Căn nguyên vi khuẩn thường hay gặp nhất ở các nhóm tuổi chiếm tỉ lệ cao 86.3%, sau đó đến virus, ít gặp nhất là đồng nhiễm virus và vi khuẩn chiếm tỷ lệ lần lượt là 9.1% và 4.6%. Cụ thể trong 179 vi khuẩn được định danh. Vi khuẩn thường gặp là S.pneumonia (55.3%), H.influenzae (23.5%), M.catarhalis (15.1%). Trong 27 bệnh nhân xác định được nguyên nhân do virus, virus RSV (77.8%), cúm A, B chiếm (22.2%). Kết luận: Vi khuẩn thường gặp gây viêm phổi từ 2 tháng đến 5 tuổi là S.pneumonia và H.influenzae và M.Catarhalis. Virus gây viêm phổi thường gặp là RSV, cúm A,B. Trong 27 vius phân lập được RSV chiếm tỷ lệ cao (66.7%) gây viêm phổi ở nhóm từ 2 -12 tháng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lưu Thị Thùy Dương (2019), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của viêm phổi ở trẻ từ 2 - 36 tháng tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Luận văn bác sỹ nội trú, Đại học Y Dược Thái Nguyên.
2. Nguyễn Thị Hà, Đoàn Mai Thanh và Nguyễn Thị Yến (2020), "Đặc điểm lâm sàng và căn nguyên gây viêm phổi cộng đồng tại Khoa Quốc tế Bệnh viện Nhi Trung Ương", Tạp chí nghiên cứu Y học. 131(7), tr. 67-73.
3. Phạm Thị Thanh Tâm và Lê Thanh Hải Phùng Thị Bích Thủy (2021), "Tỷ lệ nhiễm một số vi khuẩn, virus ở trẻ viêm phổi tái diễn có suy hô hấp tại Bệnh viện Nhi Trung ương", Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa. 5(1).
4. Lê Văn Tráng (2016), "Nghiên cứu căn nguyên

gây bệnh và yếu tố nguy cơ ở trẻ em bị viêm phổi kéo dài trên 2 tuần tại khoa hô hấp bệnh viện Nhi Thanh Hóa ", Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, tr. 58-64.
5. Mathew JL, Singhi S. Ray P và et al (2015), "Etiology of community acquired pneumonia among children in India: prospective, cohort study", Journal of global health. 5(2).
6. Benet T., Sanchez P.V. Messaoudi M. và et al (2017), "Microorganisms Associated With Pneumonia in Children <5 Years of Age in Developing and Emerging Countries: The GABRIEL Pneumonia Multicenter, Prospective, Case-Control Study", Clin Infect Dis. 65(4), tr. 604-612.
7. Self W. H, Williams D. J. Zhu Y. và et al (2016), "Respiratory Viral Detection in Children and Adults: Comparing Asymptomatic Controls and Patients With Community-Acquired Pneumonia. ", J Infect Dis 2016, tr. 213 - 584.
8. WorldHealth Organization (2019), "Pneumonia'' https://www.who.int/en/news-room/fact-sheets/detail/pneumonia