ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ PaO2/FiO2, SPO2/FiO2 TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SUY HÔ HẤP TIẾN TRIỂN DO CÚM A TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG (2019-2021)

Văn Giang Trần 1,, Tư Thế Bảo Trương 1
1 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: mô tả được sự thay đổi các thông số PaO2/FiO2, SPO2/FiO2 trong quá trình điều trị và kết quả điều trị bệnh nhân suy hô hấp tiến triển do cúm A tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương (2019 – 2021). Đối tượng & phương pháp: mô tả cắt ngang 30 bệnh nhân suy hô hấp tiến triển (ARDS) do cúm A. Kết quả: Ở nhóm bệnh nhân sống sót chỉ số PaO2/FiO2 tăng dần trong quá trình điều trị, mức tăng có ý nghĩa với p < 0,05. Nhóm bệnh nhân tử vong, chỉ số PaO2/FiO2 có xu hướng không thay đổi trong quá trình điều trị, sự khác biệt không có ý nghĩa với p > 0,05. Tỷ số PaO2/FiO2 và SPO2/FiO2 trước điều trị có liên quan với tỷ lệ tử vong. Diện tích dưới đường cong AUC của PaO2/FiO2 là 0,625, điểm cắt là 90 thì độ nhạy và độ đặc hiệu của tiên đoán tử vong lần lượt là 89% và 42%. Diện tích dưới đường cong AUC của SPO2/FiO2 là 0,727, điểm cắt là 116, độ nhạy và độ đặc hiệu của tiên đoán tử vong lần lượt là 89% và 58%. Tỷ lệ tử vong chung trong nghiên cứu là 40%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mertz D, Kim T.H, Johnstone J, et al. (2013). Populations at risk for severe or complicated influenza illness: systematic review and meta-analysis. Bmj. 347.
2. Task, F.A.D., Ranieri V.M, Rubenfeld G.D, et al. (2012). Acute respiratory distress syndrome. Jama. 307(23):2526-2533.
3. Troeger C.E, Blacker B.F, Khalil I.A, et al. (2019). Mortality, morbidity, and hospitalisations due to influenza lower respiratory tract infections, 2017: an analysis for the Global Burden of Disease Study 2017. The Lancet Respiratory Medicine. 7(1):69-89.
4. Lương Quốc Chính, Manabe T, Đỗ Ngọc Sơn, et al. (2019). Clinical epidemiology and mortality on patients with acute respiratory distress syndrome (ARDS) in Vietnam. PloS one. 14(8):e0221114.
5. Acute Respiratory Distress Syndrome Network. (2000). Ventilation with lower tidal volumes as compared with traditional tidal volumes for acute lung injury and the acute respiratory distress syndrome. New England Journal of Medicine. 342(18):1301-1308.
6. Meade M.O, Cook D.J, Guyatt G.H, et al. (2008). Ventilation strategy using low tidal volumes, recruitment maneuvers, and high positive end-expiratory pressure for acute lung injury and acute respiratory distress syndrome: a randomized controlled trial. Jama. 299(6):637-645.
7. Bellani G, Laffey J.G, Eddy F, et al. (2016). Epidemiology, patterns of care, and mortality for patients with acute respiratory distress syndrome in intensive care units in 50 countries. Jama. 315(8):788-800.